Tín ngưỡng dân gian quan niệm, rằm tháng 7 là dịp mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân. Lễ cúng này có mục đích làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ, không người thăm nom.
Việc cúng rằm tháng 7 hiện đang bị nhiều người nhầm tưởng là ngày cúng cô hồn. Thực tế, lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan là khác nhau. Có thể là do 2 lễ này đều được làm vào rằm tháng 7 nên mới gây ra sự hiểu lầm. Tục cúng rằm tháng 7 sẽ có sự khác biệt tùy theo văn hóa vùng miền khác nhau. Cụ thể:
Miền Bắc | Miền Nam |
Thường gọi là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng các chúng sinh không nhà không cửa hay còn gọi là cúng cô hồn | Gọi là là lễ Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. |
Tóm lại, Rằm tháng 7 sẽ gắn liền với hai ngày lễ lớn của Phật giáo là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày “xá tội vong nhân".
Theo Từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, năm 2003) của Hoàng Phê chủ biên: “xá tội” là tha tội, miễn tội, không bắt phải chịu tội; “vong nhân” là từ chỉ người đã chết.
Như vậy, “xá tội vong nhân” nghĩa là ân xá, tha tội cho các vong nhân. Sách Việt Nam phong tục (Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, năm 2020) của Phan Kế Bính ghi rằng: “Ta thường cho rằng, hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội vào ngày hôm ấy”.
Trong cuốn Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, năm 2021), PGS.TS Bùi Xuân Đính giải thích kỹ hơn về lễ tục này như sau: Xá tội vong nhân là tục lệ có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian, vong nhân được xá tội trong ngày này là các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng.
Để các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dương gian, vào ngày rằm tháng Bảy (nhiều địa phương có thể tiến hành trước) phải bày mâm cúng chúng sinh, còn gọi là cúng thí thực (tặng thức ăn) hay cúng cô hồn.
Việc cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan), với con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hay còn gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).
Sách Tìm hiểu các ngày lễ tết trong năm (Nhà xuất bản Dân trí ấn hành, năm 2016), tác giả Bùi Sao kể: “Vào một buổi tối A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào.
Quỷ tiên báo cho A Nan biết rằng, ba ngày sau ông sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ, ở đó lửa cháy to.
A Nan nghe thấy thế hoảng quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi cảnh khổ ấy.
Quỷ đói nói: “Ngày mai, ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được luân hồi chuyển kiếp”.
A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước, để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn”.
Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...
Ngoài ra, khi làm lễ cúng Phật vào ngày rằm tháng 7, bạn nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức đến đấng sinh thành và thể hiện đạo hiếu làm con.
2. Lễ cúng gia tiên
Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình mà lễ cúng gia tiên có thể được cúng chay hoặc cúng mặn, tuy nhiên đa số người dân sẽ làm cỗ mặn vào ngày này.
Bên cạnh mâm cơm cúng, bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như: Trầu cau, hương, trà, rượu, vàng mã, trái cây... để tiến hành lễ cúng gia tiên.
Các bước thực hiện cúng gia tiên như sau:
3. Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn)
Lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Cụ thể:
Lưu ý: Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân, si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.