Vào dịp Tết đến Xuân về, cây mía được sử dụng trên khu vực bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa sâu xa và là ước mong lớn lao của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu.
Cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội. Những dóng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương, dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về hạ giới để sum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu tiên đầy ý nghĩa của năm mới.
Khi chọn cây mía làm sản vật thờ cúng, cha ông ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của cây mía. Ví dụ như vị ngọt của mía tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống với những điều may mắn, tốt đẹp. Cũng từ vị ngọt của mía, người ta mong muốn giữ sự ngọt ngào từ năm cũ sang năm mới để kì vọng mọi việc trong năm mới được êm ngọt.
Hay như sự rắn chắc, mạnh mẽ vươn cao của cây mía tượng trưng cho sức khoẻ và sự thành công... Chính vì vậy, cây mía không chỉ đơn thuần là sản vật dâng cúng gia tiên mà đã trở thành một biểu tượng văn hoá >tâm linh của người Việt. Biểu tượng đó nếu được giữ gìn sẽ giúp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thêm đậm đà.
Hình ảnh bông mía được xem là sự kết thúc và cũng là khởi đầu một cuộc sống mới. Theo quan niệm tái sinh luân hồi (hạt cây mía chứa cả nhị đực và nhị cái), những bông mía bay vào không trung tựa như cát bụi lại trở về với cát bụi và bắt đầu một kiếp người mới.
Mỗi dịp Tết cổ truyền, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, nhiều gia đình thường chọn hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Thờ mía cũng là thờ cội nguồn Phật giáo.
Khi mua mía, chọn mía có màu "sương muối" hay màu "đen"?
Mía tươi chất lượng cao nhìn chung có lớp sương muối rõ ràng trên bề mặt, lớp sương muối này không phải là “tro”, cũng không phải là chất bẩn mà là phản ứng tiết ra của mía chứa nhiều chất >dinh dưỡng hơn và tự nhiên tràn ra ngoài. Do đó, bề mặt mía thường có sương muối nhiều, mía khi ăn sẽ ngọt và ngon hơn, còn nếu là mía ít hoặc không có sương muối thì chắc chắn sẽ không ngon và không ngọt.
Lựa chọn mua mía phù hợp là nên mua loại mía không dày hay mỏng, nhìn chung cây mía có đường kính khoảng 4,5 cm là tương đối không dày không mỏng (không to không bé), độ trưởng vừa đủ, các chất dinh dưỡng và độ ẩm bên trong tương đối bình thường thì sẽ ngọt hơn và ngon hơn khi ăn.
Nhìn chung, cây mía chất lượng cao mọc rất thẳng, dù dài cũng mọc rất thẳng và cứng thành một hàng, nếu cây mía càng mọc cong, hoặc thẳng và cong thì cây mía đó thường không hút được dinh dưỡng và hương vị nói chung không đủ ngọt.
Những cây mía này đều được trồng trên chậu từ đầu tháng 2 Âm lịch. Đến Tết, chúng cao khoảng hơn 1m, vừa đủ đẹp để chưng Tết.
Sau khi chưng Tết, những cây mía này có thể ăn. Hơn nữa, khi chặt tận gốc, gia đình nào biết chăm sóc thì năm sau vẫn có thể sử dụng thành cây cảnh chơi Tết.