Bao sái bát hương là một nghi lễ rất quan trọng. Ngày lễ này thường phải làm đầy đủ và đây là những lưu ý.
Tết 2024 là ngày nào dương lịch?
Cuối năm Dương lịch, mọi người thường nghĩ đến Tết Nguyên đán và câu hỏi "Tết Nguyên đán năm 2024 vào ngày nào" hay "Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết" lại được đặt ra.
Nếu như năm ngoái, Tết Nguyên đán rất gần với Tết Dương lịch (chỉ đến sau 3 tuần, mùng 1 Tết là 22/1/2023) thì năm nay, khoảng cách giữa hai ngày này xa hơn rất đáng kể. Vậy Tết âm 2024 vào ngày nào?
Tết Dương lịch 2024 đã là ngày 20/11 âm lịch. Và sau đó hơn 1 tháng, chính xác là 1 tháng 10 ngày, chúng ta lại đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo Lịch vạn niên, ngày 30 Tết năm nay sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 9/2/2024 Dương lịch và ngày mùng 1 Tết Nguyên đán 2024 rơi vào thứ Bảy ngày 10/02 Dương lịch.
Ý nghĩa của việc bao sái ban thờ
Vào các ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng trước khi biện lễ, thắp hương, cắm hoa, bày trái cây... người dân thường bao sái ban thờ sạch sẽ.
Bao sái ban thờ được hiểu là rút tỉa chân hương, lau dọn bát hương, đồ thờ cúng, làm sạch - thơm toàn bộ khu vực thờ cúng - việc này rất cần làm nhất là khi năm cũ sắp qua, Tết Nguyên đán sắp đến. Bình thường sau khi lễ Táo quân thì các gia đình sẽ chọn ngày phù hợp, thuận tiện để bao sái ban thờ.
Nhưng cuối năm việc bao sái ban thờ có ý nghĩa quan trọng hơn vì việc làm cho bát hương, ban thờ sạch sẽ, thoáng đãng, bày biện đồ mới... còn nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu chuẩn bị đón Gia tiên về "ăn Tết".
Vì vậy bước vào tháng Chạp nhiều người đã tìm hiểu chọn ngày tốt, giờ đẹp để việc bao sái ban thờ diễn ra thuận lợi như ý.
Ngày bao sái bát hương năm 2024 vào ngày nào?
Theo lịch âm dương, năm 2024, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 02/02/2024 dương lịch. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, >bao sái bàn thờ.
Tuy nhiên, theo quan niệm của nhiều gia đình, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ có thể lựa chọn bất kỳ một ngày tốt bất kỳ để lau dọn ban thờ. Một số ngày tốt khác để bao sái bát hương năm 2024 bao gồm:
Ngày 21 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
Ngày 22 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
Ngày 26 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
Khi bao sái bát hương, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bao gồm: nước sạch, khăn sạch, rượu gừng, trầu cau, hoa tươi,...
Tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành bao sái.
Trong quá trình bao sái, cần giữ tâm thanh tịnh, thành kính.
Sau khi bao sái xong, cần thắp nén nhang để mời gia tiên về chứng giám.
Cách bao sái bàn thờ
- Theo Chuyên gia phong thủy Phùng Phương, tỉa chân hương lưu ý không rút hết ra, mà phải để lại 3 - 5 chân hương cũ (chú ý để riêng, tránh bị lẫn). Cũng không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài - vì quan niệm xưa cho việc đó sẽ khiến cho tài lộc bị hao tán.
- Tốt nhất, bạn nên dùng chiếc thìa sạch, xúc tro ra vật dụng có mắt nhỏ (rổ rá, cái rây bột) để lọc tro mịn. Sau khi làm sạch bát hương bằng nước Ngũ vị (hay nước thơm bao sái thì lau lại, hoặc đợi bát nhang khô rồi cho tro sạch vừa lọc vào lại.
- Chân hương bao sái xong tránh để tại nơi xú uế, cần được gói vào giấy báo sạch, sau khi hóa nên vùi dưới gốc cây lớn. Riêng với bát hương, đồ thờ cúng cần thay thế mới ta cần thỉnh lễ hạ giải, sau đó thả ra sông, hồ. Không vứt tùy tiện vì vừa "phạm" lại ô nhiễm môi trường.
- Trước khi tiến hành việc bao sái, làm sạch ban thờ chú ý ghi chép kỹ sơ đồ vị trí đặt bài vị, lư nhang, đồ thờ cúng… để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Đại kị việc sắp xếp sai quy cách, vị trí bài vị, bát hương hay các đồ thờ cúng trên ban thờ - người xưa cho đó là do sơ xuất, ảnh hưởng xấu tới vận thế và tài lộc của gia chủ.
- Khi bao sái, làm sạch ban thờ hạn chế di chuyển, xê dịch bát hương - việc tùy tiện dịch chuyển dễ khiến bát nhang lệch sang hướng xấu được cho là sẽ khiến gia chủ có thể gặp xúi quấy, hay chuyện không hay... Vì vậy cần bao sái ban thờ nhưng chú ý không xê dịch vị trí quan trọng là bát hương.
- Ngày nay để tiện lợi hơn các công ty phong thủy có bột xông để bao sái ban thờ, đảm bảo nhu cầu tịnh hóa ban thờ mà vẫn đảm bảo khí trường và sự trang trọng nhất cho ban thờ.
- Yêu cầu tiên quyết với việc bao sái - làm sạch ban thờ là sự cẩn trọng, trong đó có lựa chọn các vật dụng để bao sái. Theo đó quy trình bao sái ban thờ có phần khắt khe - suy cho cùng là giúp gia chủ thể hiện sự trang trọng, kính cẩn nhất đối với chư vị thần linh và ông bà tổ tiên.