Lau dọn vệ sinh bàn thờ, làm sạch không gian thờ cũng và hóa chân nhang là việc làm quen thuộc của mỗi gia đình khi tết đến gần. Dưới đây là gợi ý cách hóa chân nhang đúng chuẩn nhất.
Việc thờ cũng tổ tiên là một tín ngưỡng đặc biệt quan trọng của người Việt, không chỉ thể hiện lòng thành kính với gia tiên, mà còn cho thấy sự gắn kết giữa người âm và người dương.
Hơn nữa, người Việt quan niệm rằng, chỉ cần nhất tâm thờ cúng sẽ được người âm phù hộ cho khỏe mạnh, may mắn, no ấm, bình an. Cũng bởi vậy, nơi thờ tự, không gian thờ cúng gia tiên luôn được gia chủ đặc biệt quan tâm.
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách hóa chân nhang ngày Tết - một trong những tập tục quan trọng của người Việt mỗi năm Tết đến Xuân về.
Nguyên tắc khi dọn dẹp bàn thờ và hóa chân hương
Bàn thờ là nơi linh thiêng, được coi là thế giới thu nhỏ của những người đã khuất. Chính vì thế, khi tiến hành động chạm, lau dọn vệ sinh, gia chủ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, làm sạch những thứ bẩn, ô uế trên cơ thể.
+ Trước khi dọn phải sắm sửa lễ vật, hoa quả, xin với gia tiên, thông báo rằng gia đình sắp tiến hành dọn dẹp, lau chùi bàn thờ.
+ Chỉ dọn dẹp ban ngày, không dọn vào buổi tối.
Cách hóa chân nhang ngày Tết đúng cách
Tại Việt Nam, có 3 loại bát hương được sử dụng phổ biến.
+ Loại thứ nhất: Thờ Phật, giúp gia chủ cầu bình an, may mắn, giải thoát tai ương.
+ Loại thứ hai: Thờ Thần, thờ thổ công, long mạch,... những vị thần liên quan tới đất đai để giữ nhà cửa bình yên, làm ăn yên ổn.
+ Loại thứ ba: Thờ gia tiên, thờ những người thân đã khuất trong gia đình, dòng họ.
Theo tập tục của người Việt, các gia đình sẽ làm lễ tỉa chân hương, hóa chân nhang cùng ngày cúng ông Công ông Táo. Lúc này, gia chủ sẽ quét dọn ban thờ, lau chùi đồ thờ cúng cho sạch sẽ, gọn gàng. Đặc biệt, không được phép di chuyển bát hương khi lau dọn.
Cách hóa chân nhang ngày Tết được làm theo các bước sau
+ Chuẩn bị khăn sạch, nước ấm để lau bàn thờ, bài vị, bát hương,... lưu ý bát hương cần giữ chặt để khi lau không xê dịch. Sau khi lau vài lần bằng nước sạch, bước cuối cùng, gia chủ giặt khăn sạch sẽ, ngâm khăn trong nước có pha rượu, gừng giã nhỏ và có thêm nước hoa rồi vắt kiệt nước. Lau dọn lại bàn thờ lần nữa cho thơm, sạch.
+ Những đồ khác như chén nước, lọ hoa, lộc bình, đỉnh đồng... thì có thể xê dịch để lau dọn cho tiện.
+ Khi lau dọn ban thờ, phải dùng khăn chổi dùng riêng, không dùng chung với đồ của người còn sống.
+ Khi tiến hành tỉa bớt chân nhang, cần để lại con số lẻ chân nhang như 3, 5,... vì số lẻ thể hiện cho người cõi âm.
+ Số chân nhang sau khi đã tỉa thì mang hóa, rồi đem thả xuống sông, suối nhằm ý mang đến sự mát mẻ cho những người đã khuất.
Trên đây là cách hóa chân nhang ngày Tết đúng chuẩn nhất, hi vọng có thể giúp gia chủ có thêm hiểu biết để thực hiện công việc được suôn sẻ.