Những hoạt động tạ mộ và tảo mộ mang nét truyền thống văn hóa của người Việt, thể hiện tinh thần biết ơn, nhớ tới vong linh người khuất.

Lam Lam (t/h) 04:58 11/01/2024

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngưỡng khá phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Do đặc điểm có nhiều dân tộc anh em nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta có nhiều nét riêng biệt với những phong tục, tập quán khác nhau, song đều nhằm tỏ lòng biết ơn và tôn vinh tổ tiên, đấng sinh thành.  

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là một biểu tượng của sự kết nối tình đoàn kết anh em trong dòng tộc, thể hiện sự biết ơn đối với tiên tổ, cội nguồn mà còn là hành vi giáo dục các thế hệ con cháu về đạo lý uống nước nhờ nguồn.

Phong tục truyền thống của người Việt. Ảnh: Internet

Vào những ngày cuối năm, thường từ sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch tới 30 Tết, có một nghi lễ mà các gia đình Việt không thể bỏ qua, đó là tục tạ mộ hay nhiều nơi gọi là rước ông bà về ăn Tết. Đây được coi là nghi thức quan trọng và thiêng liêng, thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên, dòng họ, giáo dục con cháu về lòng hiếu thuận, sự biết ơn với các bậc tiền nhân.

Người xưa có câu - "Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn", trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, cha ông dù đã mất đi nhưng vẫn luôn ở trong tâm trí của con cháu đời sau. Tục thờ cúng tổ tiên chính là biểu hiện của sự thành kính của người Việt với cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, tục tạ mộ được truyền từ đời này sang đời khác như một dịp thiêng liêng để gia đình, con cháu hội tụ, sum vầy để dọn dẹp nơi an nghỉ của những người đã khuất trong dòng họ, giãi bày tâm tư tình cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi lo, mong mỏi của mình với những người đã khuất.

Tảo mộ và tạ mộ có khác nhau không?

Tảo mộ là hành động quét dọn, tu sửa, tân trang lại mộ phần cho ông bà tổ tiên. Hoạt động này thường diễn ra vào tiết Thanh minh, con cháu phương xa ra thăm mộ và làm lễ tại mộ gia tiên. Lúc đó là tiết thanh minh, trời trong xanh nhất năm, con cháu phương xa về thăm và sang sửa lại mộ phần, dọn dẹp mộ phần của ông bà họ hàng. Tạ mộ là tạ ơn thần linh tiên tổ, những người đã khuất. Thời gian thực hiện tạ mộ thường vào cuối năm. Nghi thức là mang cúng phẩm ra làm lễ tạ thổ thần, xin thổ thần ở nghĩa địa mở cửa để mời ông bà tổ tiên về sum vầy ngày Tết nguyên đán với gia đình. Trong đó cần có lễ vật dâng tại miếu trung tâm lại nghĩa địa tức nơi thờ thần linh cai quản các mộ phần.

Tảo mộ và tạ mộ không khác nhau. Ảnh: Internet

Hoạt động tạ mộ cũng có dâng lễ mong cầu mộ phần yên ổn, cũng có dọn dẹp, nhổ cỏ, đắp lại đất nếu mộ phần có sụt lún, xem xét tính toán lại việc sang sửa. Nên thực ra tạ mộ và >tảo mộ là hai nghi thức >tâm linh ý nghĩa không hoàn toàn không giống nhau nhưng có điểm chung là thăm mộ ông bà, cúng tế ông bà, lau dọn mộ và để con cháu thế hệ sau biết về mộ phần của những người đi trước. Hai nghi lễ này khác nhau ở chỗ tảo mộ Thanh minh là thăm nom, còn tạ mộ là cảm tạ và mời ông bà tổ tiên về đón Tết.

Tạ mộ hay tảo mộ thì chỉ cần hiểu cho đúng, còn lại cũng không quá khác biệt hay ảnh hưởng tới việc thờ cúng.

Sắm lễ tảo mộ

>Lễ tảo mộ có thể làm độc lập vào tất cả các ngày tốt trong tháng Chạp hoặc nhiều gia đình cũng thường kết hợp với lễ mời gia tiên về ăn Tết sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch tới 30 Tết.

Những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ cuối năm. Ảnh: Internet

Thông thường, tùy vào điều kiện mỗi gia đình và phong tục từng miền, mỗi nơi mỗi nhà có cách sắm lễ tảo mộ khác nhau. Có thể tham khảo như sau: 10 bông hoa hồng đỏ tươi, 3 lá trầu, 3 quả cau, 1 đĩa trái cây, 1 đĩa xôi trắng có gà trống thiến luộc nguyên con đặt lên trên, rượu, chè, thuốc lá, 2 nến cốc màu đỏ

Phần đồ mã cần có: 1 cây hoa vàng, hoa đỏ, 5 con ngựa (mỗi con 1 màu), 5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi. Khi đi tạ mộ hay tảo mộ đều phải chú ý trang phục chỉn chu, ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc. Tránh giẫm đạp lên mộ.

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe