Tại sao một số người rất thông minh nhưng cuộc đời chẳng đến đâu? Tại sao có người kiếm được rất nhiều tiền nhưng cuối đời vẫn trắng tay?
1. Luật bảo toàn đau khổ
Đau khổ là thuộc tính cơ bản của cuộc sống. Tổng số đau khổ mà mỗi người phải gánh chịu trong cuộc đời này là không đổi và nó cũng không biến mất và phát sinh một cách vô vớ. Có chăng, đau khổ có thể chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác hoặc từ hình thức này sang hình thức khác. Mỗi người ở mỗi giai đoạn sẽ có những vấn đề tương ứng. Bạn càng chọn cách né tránh đau khổ trong hiện bạn, bạn sẽ càng phải trả giá nhiều hơn trong tương lai.
2. Luật bảo toàn hạnh phúc
Hạnh phúc phụ thuộc vào vào thái độ của một người với các mối quan hệ ngoài xã hội. Chỉ số hạnh phúc trong cuộc sống sẽ chỉ tăng lên khi thái độ này trở nên đúng đắn và chuẩn mực. Nó không liên quan gì đến sự giàu có, nổi tiếng hay quyền lực của bạn.
Chỉ khi học cách cho đi, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc. Bạn càng cố gắng đạt được sự thoả mãn thông qua chiếm hữu, bạn càng tự đẩy mình vào đau khổ.
3. Luật bảo toàn tự do
Tự do của một người phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của anh ta về giới hạn của bản thân. Khi bạn nắm rõ những vùng cấm, phạm vi tự do càng rộng mở. Kỷ luật tự giác có thể dẫn đến tự do. Bất cứ điều gì làm cho bạn hạnh phúc cũng sẽ làm cho bạn đau khổ. Càng trở nên táo bạo và liểu lĩnh, bạn càng có sức mạnh vô biên.
4. Luật bảo toàn trí thông minh
Một người thông minh đến đâu phụ thuộc vào mức độ khôn ngoan của anh ta sử dụng để xây dựng nên cuộc sống tốt đẹp. Những người thực sự khôn ngoan sẽ hiểu rằng mọi công việc khó khăn được sinh ra đều có lý do. Thay vì kêu ca, họ chăm chỉ làm việc trong im lặng.
Nếu một người khôn ngoan luôn tìm những mưu mô để đi đường đi tắt, sớm muộn gì anh ta cũng gặp thất bại thảm hại. Càng thông minh, bạn càng phải biết cần phải đi đúng đường, đúng hướng.
5. Luật bảo toàn được và mất
Một người có thể nhận được bao nhiêu phụ thuộc vào việc anh ta dám bỏ đi bao nhiêu. Mọi thứ có được đều phải đổi lấy những gì đã mất. Nếu muốn được tất cả mà không dám bỏ đi thứ gì, bạn thường sẽ chẳng được gì. Càng muốn sở hữu, bạn càng cần phải từ bỏ nó.
6. Luật bảo toàn giá trị
Giá trị của một người phụ thuộc vào việc anh ta có thể định vị được chính xác bản thân mình hay không? Độ chính xác của định vị này sẽ xác định được tăng trưởng giá trị bản thân của mỗi người. Càng bắt chước và làm theo người khác, bạn càng đánh mất chính mình.
7. Luật bảo toàn của cải
Giá trị tài sản cuối cùng của một người phụ thuộc vào tổng giá trị mà anh ta tạo ra cho thế giới. Cho dù có bao nhiêu của cải hay cơ hội, nếu không tạo ra được giá trị cho xã hội, thì thực tế bạn cũng chỉ là một người nghèo khổ.
Không phải IQ, EQ, đây mới thực sự là trí thông minh tạo đòn bảy thành công: Kẻ mạnh là kẻ biết nhìn vào chính những gì mình đang có để khai phá.
*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.