Ba miền Bắc – Trung – Nam mỗi nơi đều có cách bày mâm ngũ quả riêng trong ngày tết. Bày mâm ngũ quả sao cho đẹp và đủ ý nghĩa, học ngay bí quyết dưới đây.
Từ lâu, cách bày >mâm ngũ quả sao cho đẹp vào ngày Tết là điều bất cứ ai cũng cần phải biết để chuẩn bị bàn thờ cúng gia tiên thật tươm tất đón năm mới. Thông thường, các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ gia tiên vào những ngày cuối năm rồi bày mâm ngũ quả đẹp mắt dâng lên bàn thờ.
Người ta quan niệm rằng mâm ngũ quả phải đầy đủ 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau để hợp ý phong thủy giúp gia chủ đón rước thêm nhiều tài lộc. 5 loại quả trên mâm ngũ quả của người Việt tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, mang hàm ý cho sự giàu có, sung túc, khỏe mạnh, sống lâu, hạnh phúc trong năm mới.
Mâm ngũ quả thường có đủ ít nhất 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau
Chính bởi vậy, tiêu chuẩn để bày mâm ngũ quả đẹp lại hợp theo phong thủy là điều gia chủ nên lưu ý, mâm ngũ quả nên có đủ 5 sắc màu tượng trưng cho ngũ hành như sau:
Màu trắng, vàng của hành Kim: mận (roi), quả lê, xoài, quả phật thủ, quýt, cam,...
Màu xanh của hành Mộc: nải chuối xanh, bưởi năm roi, dưa hấu, sung, đu đủ xanh,...
Màu đen của hành Thủy: măng cụt, nho đen,...
Màu đỏ, hồng của hành Hỏa: táo đỏ, thanh long đỏ, quả hồng, ớt,...
Màu nâu của hành Thổ: quả na chín, nhãn, kiwi, hồng xiêm,...
Người ta vẫn thường chọn quả để bày lên mâm ngũ quả theo số lẻ, tuy nhiên ở nhiều nơi, số lượng quả không quan trọng bằng việc mâm ngũ quả có đầy đủ các loại quả tượng trưng cho ý nghĩa sung túc, đủ đầy, >sức khỏe,... đầu nă mới.
Miền Bắc vốn khá coi trọng việc bày biện mâm ngũ quả phải có số lượng quả là số lẻ. Thông thường trên mâm ngũ quả của người miền Bắc cũng có đầy đủ 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành như màu xanh của nải chuối xanh, quả bưởi vàng hoặc phật thủ, cam, quýt có màu cam, các loại quả màu đỏ như táo, ớt tươi, quả roi, sắc trắng vàng của lê, sắc đen sậm của nho đen hoặc măng cụt và sắc nâu của hồng xiêm,...
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường khá coi trọng ngũ hành
Theo cách bày biện mâm ngũ quả cổ truyền và đơn giản nhất, người miền Bắc thường để nải chuối phía dưới cùng, là bệ đỡ ôm lấy toàn bộ các loại trái cây khác. Chính bởi vậy mà đĩa để bày mâm ngũ quả cũng thường có kích cỡ vừa vặn với nải chuối. Đặt ở vị trí giữa nổi bật nhất là quả bưởi hoặc phật thủ màu vàng. Xung quanh là các loại quả khác như táo, thanh long, dứa, quýt,... xen kẽ tạo thành màu sắc rực rỡ cho mâm ngũ quả.
Điểm quan trọng nhất khi trình bày mâm ngũ quả là các loại quả phải đặt chắc chắn tựa vào nhau để không bị rơi rớt trong mấy ngày tết, hoa quả phải tươi ngon, nếu có cuống lá xanh, chồi lộc lại càng ngụ ý điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.
Người miền Trung thường bày mâm ngũ quả trong ngày tết đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Nam. Mâm ngũ quả bày trên ban thờ ngày tết của các gia đình miền Trung chỉ cần tươi ngon, để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên đã khuất.
Khi bày mâm ngũ quả, nên để nải chuối ở dưới cùng ôm trọn lấy các loại quả khác
Nếu như có điều kiện, nhiều gia đình miền Trung cũng khá coi trọng ngũ hành trong mâm ngũ quả, thường sẽ bày biện đầy đủ các loại quả thường có trên mâm như: chuối xanh, mãng cầu, sung, đu đủ, xoài, dừa tươi,...
Không quá coi trọng ngũ hành như người miền Bắc, người miền Nam thường bày mâm ngũ quả dựa trên ý nghĩa: “Cầu cả năm sung túc vừa đủ xài” với các loại quả tượng trưng cho câu trên: “Mãng cầu (Cầu), Sung (sung túc), Dừa (vừa), Đu đủ (đủ), Xoài (xài)”. Một mâm ngũ quả với đầy đủ các loại quả trên sẽ được coi là vẹn tròn thay lời thỉnh cầu của gia chủ đối với ông bà tổ tiên phù hộ cho toàn thể già trẻ lớn bé cả năm được khỏe mạnh đủ đầy.
Khi bày mâm ngũ quả nên gài chắc các loại quả để không rơi rớt khi bày lên ban thờ
Trái với >cách bày mâm ngũ quả của miền Bắc hay miền Trung, người miền Nam thường không bày chuối xanh lên mâm ngũ quả bởi người ta coi đó là loại quả khiến việc làm ăn cả năm không phát lên được. Táo hay lê cũng mang hàm ý cả năm làm ăn đổ bể. “Quýt làm cam chịu” ngụ ý tai bay vạ gió, gặp chuyện thị phi nên cũng không thường có trên mâm ngũ quả của người miền Nam.
Theo tục lệ và quan niệm riêng của từng vùng mà có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Nhưng tựu chung lại, vẫn nên bày đủ 5 loại quả trên mâm ngũ quả theo thứ tự quả lớn ở giữa, quả nhỏ bày biện điểm xuyết xung quanh để tạo nên những sắc màu xen kẽ vui mắt, giúp ban thờ ngày tết thêm đẹp, thể hiện lòng thành của con cháu khi bày biện, nhớ ơn tổ tiên đã khuất.