Trong động vật đặc biệt là thịt cừu có giá trị dinh dưỡng cao và chiếm vị trí quan trọng trong khẩu phần ăn của con người. Tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý điều này.

Thanh Nguyệt 21:34 01/04/2022

Hoạt động bình thường của cơ thể cần có sự hỗ trợ của các chất >dinh dưỡng khác nhau. Thức ăn khi đi vào sẽ được chuyển hóa thành các chất khác nhau để cung cấp năng lượng cho các tế bào.

Mỗi chất lại có một công dụng khác nhau. Ví dụ thực phẩm chứa vitamin có đặc tính chống oxy hóa cực cao, có thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể và làm chậm tốc độ lão hóa.

Protein tham gia vào cấu tạo của màng tế bào và thành tế bào, có lợi cho các cơ quan khác nhau của cơ thể, do đó, ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào lúc bình thường sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tránh được bệnh tật.

Tuy nhiên, một số món ăn cũng mang theo những "mầm mống" gây hại cho >sức khỏe. Trong đó, >thịt cừu được xếp vào một trong những món ăn có nguy cơ gây ung thư.

Thịt cừu bị liệt vào danh sách chất gây ung thư

Nguyên nhân khiến thịt cừu được cho là gây ung thư là do các tổ chức xã hội đã xếp thịt đỏ vào nhóm chất gây ung thư loại 2a.

Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê. Thịt đỏ đặc trưng bởi sợi cơ dày và hàm lượng chất béo cao. Nó rất giàu protein, vitamin (B1, B2, A, D) và cũng giàu khoáng chất như sắt và kẽm.

Tuy nhiên, IARC đã phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A tức là có thể gây ung thư ở người. Lý do bởi thịt đỏ chứa nhiều axit béo bão hòa. Việc hấp thụ quá nhiều axit béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (cholesterol xấu) và tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, ung thư.

Axit béo bão hòa có hàm lượng cao nhất trong thịt lợn, tiếp theo là thịt cừu và thấp nhất là thịt bò. IARC báo cáo rằng ăn thịt đỏ có thể gây ung thư đại trực tràng, ngoài ra nó cũng liên quan đến ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.


Hình minh họa. Ảnh: Internet

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường Neu5Gc. Khi Neu5Gc được cơ thể hấp thụ, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ liên tục sản sinh ra kháng thể và cơ thể sẽ có phản ứng viêm. Nếu chúng ta ăn nhiều thịt đỏ hàng ngày, tình trạng viêm nhiễm liên tục có nguy cơ hình thành các khối u.

Phát hiện được công bố trên Tạp chí Proceedings, Viện Hàn lâm Khoa học. Trong nghiên cứu, các chuyên gia tiến hành phân tích ảnh hưởng của Neu5Gc đối với chuột. Kết quả phân tích cho thấy, những con chuột tiêu thụ nhiều thịt đỏ dễ có nguy cơ mắc ung thư hơn.

Khi đi vào cơ thể, các phân tử Neu5Gc dễ bị kẹt trong các mô, khiến hệ miễn dịch nhận ra chúng như một mối đe dọa. Từ đó, sản xuất kháng thể để ngăn ngừa. Tình trạng này lặp đi lặp lại dẫn đến viêm mãn tính, tăng nguy cơ hình thành khối u.

Điều đặc biệt, các loài động vật ăn thịt khác cũng ăn thịt đỏ song không đối diện với nguy cơ này bởi hệ miễn dịch của chúng không bị kích hoạt do đường Neu5Gc có sẵn trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành phân tích các loại thịt phổ biến. Tại đây, họ xác định thịt cừu, thịt lợn và thịt bò chứa thành phần Neu5Gc cao hơn cả.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thể chứng minh thịt cừu nói riêng và thịt đỏ nói chung là nguyên nhân gây ung thư. Do đó, chúng ta vẫn có thể sử dụng loại thịt này nhưng cần chú ý tránh xa những điều sau để bảo vệ sức khỏe.

3 món đại kỵ với thịt cừu

1. Trà

Trà là là một trong những thực phẩm không nên kết hợp với thịt cừu. Lý do khiến cho chúng này không nên đi chung là vì thịt cừu giàu protein, trong khi đó trà có chứa axit tannic. Khi ăn thịt cừu đồng thời uống trà, trong cơ thể sẽ sản sinh protein axit tannic, giảm nhu động ruột, giảm độ ẩm phân, dễ sinh ra táo bón.

2. Những thực phẩm có tính hàn

Thịt cừu có tính ấm (có tác dụng làm cho người ấm lên, tốt cho người khí huyết kém), khi chế biến hay ăn kèm với dấm sẽ khiến cho tính ấm của nó giảm đi rất nhiều, không có lợi cho cơ thể.

Ngoài ra, dưa hấu cũng là loại quả có tính hàn cao. Ăn dưa hấu sau khi ăn thịt cừu sẽ khiến cơ thể dễ bị suy nhược. Điều này cũng phát sinh do tính ấm của thịt cừu khi gặp dưa hấu có tính lạnh sẽ dễ bị giảm tác dụng làm ấm cơ thể, cản trở chức năng của lá lách và dạ dày.


Hình minh họa. Ảnh: Internet

3. Sầu riêng, bí ngô

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên tránh ăn sầu riêng và thịt cừu cùng một lúc.

Nguyên nhân vì sầu riêng chứa nhiều đường, kali, chất béo và được coi là có tính ấm. Trong khi đó, thịt cừu là một nguồn protein, cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và cũng có tính ấm. Vì vậy, ăn thịt cừu cùng sầu riêng có thể làm tăng cholesterol trong máu.

Đối với một người bình thường, ăn cả hai loại thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Để hạn chế điều này, khi ăn thịt cừu thì tốt nhất nên ăn cùng với măng cụt hoặc uống nước muối nhạt.

Bên cạnh đó, Y học Trung Quốc cổ đại đã ghi lại rằng không nên ăn thịt cừu cùng với bí ngô. Điều này chủ yếu là bởi vì thịt cừu và bí ngô đều là thực phẩm ấm, khi kết hợp dễ gây tác dụng xấu giống như khi ăn thịt cừu với sầu riêng.

Cũng chính vì có tính ấm mà khi chế biến thịt cừu nên hạn chế sử dụng ớt, tiêu hay đinh hương… vốn là những gia vị nóng để tránh làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Theo Toutiao, WHO, Sohu

Theo Thùy Anh/Tổ quốc