Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng rất dễ bị viêm phế quản cấp. Vậy viêm phế quản cấp là gì?

Cúc Nguyễn 10:37 22/12/2019

Bạn thường hay bị ho, những cơn ho có lúc nhanh hết nhưng có khi lại kéo dài đến vài ngày. Chúng liệu có phải là triệu chứng của cảm cúm thông thường hay bạn đang có dấu hiệu của viêm phế quản cấp. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu viêm phế quản cấp là gì và cách điều trị viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản cấp là gì và điều trị như thế nào? - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn là gì?

Tình trạng ống phế quản trong phổi bị viêm và sưng gọi là phiêm phế quản cấp. Tên gọi khác của bệnh là cảm lạnh ngực. Hai dạng của viêm phế quản cấp là:

  • Viêm phế quản cấp tính: Loại bệnh này thông thường sẽ được cải thiện trong vài ngày. Nhưng khỏi bệnh không đồng nghĩa với việc cơn ho chấm dứt, cơn ho sẽ còn có thể kéo dài suốt 1 tuần.
  • Viêm phế quản mãn tính: Loại bệnh này tái phát nhiều lần và là một trong những nguy cơ dẫn đến căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Dấu hiệu viêm phế quản cấp

Dù là viêm phế quản cấp tính hay mãn tính thì những dấu hiệu, triệu chứng có thể bao gồm:

  •  Có đờm ở cổ họng, đờm có thể là màu trong, màu trắng, màu xám vàng hoặc màu xanh lục.
  • Có triệu chứng khó thở, khi làm việc nặng hay làm việc quá sức đều sẽ khó thở.
Khó thở khi bị viêm phế quản cấp - Ảnh minh họa: Internet
  • Lúc bạn thở sẽ kèm theo âm thanh khò khè
  • Xuất hiện những cơn sốt và đôi khi tự nhiên cảm thấy ớn lạnh
  • Ngực sẽ có cảm giác tức và khó chịu
Phân biệt viêm phế quản cấp và hen suyễn - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng kể trên đôi khi rất dễ để có thể nhận biết bởi chúng khá tương đồng với những căn bệnh khác hoặc có khi triệu chứng lại không rõ ràng. Ví dụ như khi bạn bị viêm phế quản nhưng bạn lại không có đờm. Hay đối với đối tượng là trẻ em thì lại hay nuốt đờm nên phụ huynh sẽ không biết con mình đã mắc bệnh. Đối với nam giới hay hút thuốc thì buổi sáng thức dậy cũng sẽ có đờm, bạn sẽ không thể phân biệt được.

Bác sĩ điều trị viêm phế quản cấp - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hơn 90% trường hợp viêm phế quản cấp là do virus gây ra nên không cần điều trị kháng sinh khi mắc phải căn bệnh này.

Chúng ta chỉ cần dùng kháng sinh khi nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên tình trạng:

  • Sốt kéo dài
  • Ho đờm xanh, đờm vàng hoặc đờm mủ
  • Người có bệnh kèm theo như tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, người suy giảm hệ miễn dịch
  • Người trên 65 tuổi có triệu chứng ho kèm theo hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu bệnh như bệnh nhân nhập viện 1 năm trước, đái tháo đường type 1, type 2, tiền sử suy tim xung huyết, hiện đang dùng corticoid uống.

Điều trị triệu chứng

  • Khi người bị bệnh có dấu hiệu sốt ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lấy thuốc hạ sốt đúng cho bệnh nhân. Không khuyến khích việc lau lạnh để hạ số.
  • Đối với triệu chứng ho việc đầu tiên người bệnh cần làm là uống nhiều nước để việc ho và khạc đờm được cải thiện hơn. Trong trường hợp nặng hơn có thể dùng thêm các thuốc long đờm. Bệnh nhân không nên dùng thuốc giảm ho bởi những thuốc này thông thường sẽ làm giảm việc bài tiết đờm. Vì vậy sẽ làm giảm khả năng phục hồi của bệnh nhân.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra người bệnh có thể phun hơi ẩm trong phòng để làm giảm khô mũi.
  • Thuốc làm loãng đờm: Việc dùng thuốc để trị triệu chứng này không được khuyến khích, thay vào đó bạn hãy uống nhiều nước để long đờm.
  • Khí dung thuốc giãn phế quản: Đối với loại thuốc này hãy tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý lấy thuốc tại quầy thuốc bên ngoài.
  • Thuốc kháng virus: Nếu được bác sĩ kê thì mới dùng, bệnh nhân sử dụng loại thuốc này trong 36 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
  • Khoáng chất và vitamin: Đây là hai loại được khẳng định không giúp ích được nhiều trong việc điều trị viêm phế quản cấp.

>>> Xem thêm:

- Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản, những lưu ý dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn đồng thời tăng khả năng hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng của viêm phế quản cấp:
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá và đặc biệt là không hút thuốc.
Không hút thuốc - Ảnh minh họa: Internet
  • Sử dụng khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu bắt buộc tiếp xúc với chất kích thích ví dụ như chất tẩy rửa quá mạnh hay sơn móng tay.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm phế quản cấp kiêng ăn gì?

Khi bị viêm phế quản cấp, bạn nên để ý đến chế độ >dinh dưỡng của mình nhiều hơn bởi thức ăn tác động trực tiếp từ bên trong cơ thể. Những đồ ăn bạn cần tránh khi bị viêm phế quản cấp bao gồm:

Viêm phế quản cấp nên ăn gì? - Ảnh minh họa: Internet
  • Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ
  • Sản phẩm từ sữa động vật chứa nhiều đường và chất béo
  • Đường tinh chế
  • Thực phẩm mặn

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến viêm phế quản cấp. Bài viết đã giải đáp được viêm phế quản cấp là gì và đưa ra những biện pháp chữa trị. Nhưng điều quan trọng hơn bạn cần lưu ý là hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho mình.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe