Viêm khớp dạng thấp làm tuổi thọ con người giảm đi. Do đó, bạn cần hiểu viêm khớp dạng thấp là gì, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị sớm để tránh biến chứng.

Cúc Nguyễn 19:20 26/03/2020

Trong số các vấn đề nghiêm trọng về xương, phổ biến nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó tác động xấu đến cuộc sống, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Do đó, bạn tìm hiểu rõ về bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, triệu chứng và nguyên nhân là gì, từ đó sớm điều trị bệnh dứt điểm cũng như tránh các biến dạng về xương khớp sau này. 

Viêm khớp dạng thấp là gì? - Ảnh minh họa: Internet

Viêm khớp dạng thấp là gì và có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính do rối loạn tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô trong cơ thể của chính người bệnh. Viêm khớp dạng thấp khiến hệ khớp bị tổn thương đồng thời phá hủy cả hệ thống các cơ quan trong cơ thể bao gồm: phổi, tim, da, mắt và mạch máu. 

Không giống với các bệnh xương khớp thông thường khác, viêm khớp dạng thấp tác động lên lớp niêm mạc khớp khiến bạn bị sưng khớp, biến dạng khớp và hao mòn xương. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm nhẹ thì đau nhức dữ dội, khả năng vận động bị hạn chế. Viêm nặng thì dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, thậm chí có thể bị teo cơ hoặc tàn phế suốt đời, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tăng cao.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp theo các giai đoạn khác nhau như sau:

  • Giai đoạn 1: Màng khớp bị viêm khiến khớp bị sưng và đau.
  • Giai đoạn 2: Tác động viêm gia tăng, bắt đầu làm tổn thương và bào mòn sụn khớp. 
  • Giai đoạn 3: Sụn khớp sẽ bị xói mòn nhiều, lộ ra cả đầu khớp. Khi vận động, đầu khớp xương va vào nhau, sưng tấy, đau đớn, vận động khó khăn, buổi sáng thường bị cứng khớp, teo cơ, cơ thể suy nhược,...
  • Giai đoạn 4: Quá trình viêm bắt đầu giảm, các xương chùng và mô xơ hình thành, khiến chức năng khớp bị ngừng.

Một số triệu chứng khác như ngứa mắt, bỏng, mệt mỏi, chân nổi mụn nhọt, chán ăn, tê, ngứa, nhịp thở ngắn, sốt cao, da có nốt sần,...Khớp có thể bị nóng, đỏ, sưng tấy, mềm và biến dạng.

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp là khớp bị sưng và đau - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô. Hệ thống miễn dịch giúp nhận diện cũng như loại bỏ các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên nó lại tấn công vào cả các khớp xương, khiến khớp xương bị viêm, sưng và đau, xơ cứng. Một số nguyên nhân khác khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, khởi phát viêm khớp dạng thấp hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Các yếu tố bệnh lý bao gồm: Yếu tố di truyền, hệ miễn dịch kém, tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, tiền sử chấn thương tay, chân,...
  • Các yếu tố sinh lý gồm: Tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới, tuổi trung niên cao hơn người trẻ tuổi, hút thuốc lá cao hơn người không hút, béo phì cao hơn người bình thường.
Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cây thuốc nam được nhiều người áp dụng nhờ hiệu quả lâu dài mà nó mang lại.

Ngải cứu + Rượu trắng

  • Chuẩn bị 100g ngải cứu và 2 chén rượu trắng.
  • Lấy lá ngải cứu rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho ngải cứu vào chảo, đổ rượu trắng lên và xào nóng lên.
  • Đắp hỗn hợp đang còn nóng ấm lên vùng khớp bị sưng, dùng vải buộc lại và cố định cho đến khi hỗn hợp hết ấm thì tháo ra.
Dùng ngải cứu và rượu trắng chữa viêm khớp dạng thấp - Ảnh minh họa: Internet

Quả cà tím

  • Chuẩn bị 1 quả cà tím cỡ vừa và 1 lít nước lọc.
  • Cắt bỏ núm của quả cà tím, rửa sạch rồi thái từng khúc mỏng.
  • Đun sôi nước lọc đã chuẩn bị.
  • Tắt bếp rồi cho cà tím vào nồi nước vừa sôi, đậy nắp kín lại, ngâm cho đến khi nước nguội hẳn. 
  • Cuối cùng, lọc bỏ phần xác cà, lấy nước để chữa đau khớp theo cách sau:
  • Cho nước cà tím vào chai thủy tinh, để tủ lạnh bảo quản.
  • Chia nước cà thành 4 phần đều nhau, uống vào sáng, trưa, chiều, tối trước khi ăn cơm. 

Muối + Gừng

  • Chuẩn bị: 2 lít nước, 1 củ gừng tươi và 20gr muối hạt.
  • Đun nước cho đến nhiệt độ 50 độ C.
  • Gừng đập dập rồi bỏ vào nước nóng, thêm chút muối hạt.
  • Mỗi ngày, dùng nước ấm muối gừng ngâm chân từ 15-30 phút, giúp làm dịu cơn đau và phòng ngừa bệnh đau khớp ở cổ chân.
Dùng nước muối ngâm gừng ấm ngâm chân - Ảnh minh họa: Internet

Lá lốt

  • Chuẩn bị 5-10g lá lốt khô (từ 15-30g lá tươi) và 2 bát nước.
  • Cho nước và lá lốt vào ấm và sắc cho đến khi còn ½ bát nước, dùng uống khi còn ấm, sau bữa tối. Uống liên tục trong vòng 10 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ giảm. 

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, biết được các triệu chứng và nguyên nhân cũng như một số bài thuốc nam chữa bệnh hiệu quả. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe