Ở người cao tuổi, nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm và sức khỏe yếu dần. Do đó, người cao tuổi dễ mắc bệnh và những bệnh mãn tính thường hay tái phát.

Thu Hiền (TH) 14:35 05/05/2023

Bà Thu 80 tuổi đến bệnh viện và nói rằng bà bị ốm khắp người, bà thường không thể nhớ được mọi thứ, chóng mặt sau khi nâng vật nặng trong một thời gian dài, đầu gối của bà thường xuyên tê cứng.

Kết quả cho thấy bà Thu chỉ bị cao huyết áp một chút, không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên bà khăng khăng muốn bác sĩ kê đơn thuốc vì sợ bệnh tình của mình ngày càng nặng hơn, khi đó chi phí chữa bệnh sẽ càng nhiều, trở thành gánh nặng cho con cái.

Bác sĩ nói đây là hiện tượng bình thường đối với người già, điều trị quá mức sẽ tổn thương cơ thể, khuyên bà Thu cứ để tự nhiên.

Ảnh minh họa 

6 căn bệnh người già không nên quá để ý cẩn thận tiền mất tật mang

Mảng bám động mạch

Mảng xơ vữa động mạch là căn bệnh rất phổ biến, số liệu cho thấy 40% người trên 40 tuổi mắc bệnh này, và người trên 60 tuổi gần như đều gặp phải.

Xơ cứng động mạch xuất hiện có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm thói quen sinh hoạt không tốt, >bệnh mãn tính, tuổi tác ngày càng cao…

Xơ cứng động mạch xuất hiện là hiện tượng tất yếu, giống như nếp nhăn trên mặt, tóc bạc trên đầu. Khi phát hiện có mảng xơ vữa động mạch trong cơ thể thì không cần quá lo lắng, một số mảng xơ vữa nhỏ chỉ cần tái khám định kỳ.

Còn một số có thể bị rơi ra làm tắc mạch máu cần được xử lý kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ.

Loạn nhịp xoang

Rối loạn nhịp xoang là một kết luận rất phổ biến trong khám bệnh, nhưng sự xuất hiện của nó không nhất thiết phải do yếu tố bệnh tật gây ra, phần lớn là do yếu tố sinh lý. Ví dụ như khi bạn tức giận, cảm xúc không ổn định, thở gấp, nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng theo.

Loãng xương

Loãng xương là vấn đề rất phổ biến ở người cao tuổi, canxi trong cơ thể sẽ mất dần theo tuổi tác, dễ dẫn đến giảm mật độ xương và gây ra bệnh loãng xương. Khi phát hiện bị loãng xương cũng không cần quá lo lắng, có thể ăn thêm các thực phẩm giàu canxi trong cuộc sống hàng ngày.

 Ảnh minh họa

Lão thị

Lão hóa thính giác cũng là một quá trình không thể đảo ngược và hiện tại không có cách nào để đảo ngược tác động. Hầu hết người cao tuổi đều gặp hiện tượng này, tình trạng bệnh tiến triển từ từ.

Thỉnh thoảng bị táo bón

Khi tuổi càng cao, chức năng của đường tiêu hóa sẽ dần kém đi, lượng thức ăn vào của người cao tuổi cũng giảm đi. Theo tiền đề này, thời gian thức ăn lưu lại trong đường ruột sẽ tăng theo, khả năng táo bón sẽ cao hơn.

Thời gian ngủ giảm và tiểu đêm nhiều

Khi chúng ta già đi, khả năng tiết melatonin của cơ thể sẽ giảm dần, đó là lý do tại sao thời gian ngủ của người cao tuổi giảm đi và chất lượng giấc ngủ cũng kém đi, chỉ cần những tình trạng này không ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần trong ngày, nhìn chung không cần phải lo lắng.

Ngoài ra, chức năng co bóp và độ đàn hồi của bàng quang sau khi lớn tuổi cũng sẽ giảm sút, khi ngủ vào ban đêm rất dễ bị tỉnh giấc.

Vì sao người già mắc nhiều bệnh?

Lối sống không lành mạnh

Nhiều người hiện đại có chế độ ăn uống >dinh dưỡng quá mức, cộng với việc ít vận động trong thời gian dài, lượng calo tiêu thụ của cơ thể không tỷ lệ thuận với lượng hấp thụ, rất dễ khiến một lượng lớn chất béo tích tụ trong cơ thể gây béo phì.

Tăng đường huyết và mỡ máu

Kháng insulin là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó cũng có thể gây ra bệnh tim mạch vành, đột quỵ và huyết áp cao. Bởi vì sau khi lượng đường trong máu tăng lên, khả năng phân hủy chất béo của cơ thể sẽ dần dần giảm xuống, dẫn đến nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp và chất béo trung tính trong máu, cuối cùng sẽ gây ra một loạt bệnh tim mạch và mạch máu não.

Tổn thương gan thận

Người béo phì có rất nhiều mỡ trong cơ thể, số lượng đại thực bào chứa trong mỡ tăng khoảng 10 lần so với người bình thường. Đại thực bào sẽ liên tục giải phóng các chất trung gian gây viêm trong cơ thể, điều này làm tăng khả năng cơ thể mắc các bệnh chuyển hóa khác nhau, khi chúng “cư trú” ở gan, chúng có khả năng gây gan nhiễm mỡ, khả năng gây tổn thương chức năng thận, thiếu máu cục bộ thận,…

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn, những vi khuẩn này có tốt có xấu nhưng chúng tự duy trì sự cân bằng và không đe dọa đến >sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của tuổi tác, chế độ ăn uống không cân bằng trong thời gian dài, thiếu vận động và các yếu tố khác, sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột sẽ bị phá vỡ, dễ gây ra chứng viêm mãn tính cấp thấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.

Người cao tuổi cần chăm sóc sức khỏe đúng cách

Để ruột được nghỉ ngơi

Duy trì đều đặn ba bữa một ngày và cố gắng ăn càng ít đồ ăn nhẹ càng tốt giữa các bữa ăn để đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi cho đường ruột. Lưu ý tốt nhất không nên ăn tối trước khi đi ngủ , không để đường ruột “làm thêm giờ” trong giấc ngủ.

Ăn uống chậm rãi

Khi ăn chú ý nhai kỹ và nuốt từ từ, nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Có thái độ tốt

Một thái độ tốt có thể giúp duy trì sự ổn định nội tiết và giữ cho các chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể ở tình trạng tốt. Khi cảm thấy tâm trạng không tốt, bạn có thể cố gắng ra ngoài nhiều hơn, nói chuyện với người khác,… học cách giải tỏa kịp thời.

 Ảnh minh họa

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Người cao tuổi cần duy trì cân nặng hợp lý. Bạn có thể duy trì cân nặng của mình bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày, đồng thời lưu ý không ăn kiêng một cách mù quáng.

Con người sau khi về già sẽ mắc một số bệnh mãn tính là điều hết sức bình thường, vì vậy không cần quá lo lắng về điều đó. Chú ý duy trì những thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống để tránh sự phát triển không ngừng và trầm trọng của bệnh.

Theo T/Linh/ giadinhonline.vn