Vi rút có thể "đi nhờ vi nhựa" trong nước ngọt và vẫn sống trong nhiều ngày. Một nghiên cứu mới cho thấy những vi nhựa này có thể được con người ăn vào, dẫn đến những lo ngại lớn về sức khỏe.
Trong khi thế giới tiếp tục quay cuồng dưới tác động tàn phá của đại dịch Corona, các nhà khoa học đã lần đầu tiên đã chứng minh được rằng vi rút có thể tồn tại và lây nhiễm bằng cách tự liên kết với nhựa trong nước ngọt. Nghiên cứu mới làm dấy lên lo ngại về tác động của nó đối với >sức khỏe con người.
Các nhà khoa học tìm thấy vi rút Rotavirus, gây bệnh tiêu chảy, sống đến ba ngày trong nước hồ bằng cách tự bám vào bề mặt của các hạt ô nhiễm nhựa nhỏ, được gọi là vi hạt nhựa. Những hạt vi nhựa này rất nhỏ nên chúng có thể bị ai đó đang bơi lội nuốt vào bụng.
Các phát hiện của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí ScienceDirect và nói rằng các hạt vi rút lây nhiễm đã được thu hồi từ các vi hạt vi nhựa sinh học và sự tương tác của chúng với màng sinh học đã tăng cường khả năng sống sót của vi rút.
Được dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Stirling, đây là nghiên cứu đầu tiên khám phá vấn đề sử dụng nước lấy từ môi trường tự nhiên.
“Ngay cả khi một nhà máy xử lý nước thải đang làm mọi cách để làm sạch chất thải trong nước, nước thải ra vẫn có vi nhựa trong đó, sau đó được vận chuyển xuống sông, vào cửa sông và cuối cùng là bãi biển. Chúng tôi không chắc virus có thể tồn tại tốt như thế nào bằng cách "đi nhờ" trên nhựa trong môi trường, nhưng chúng vẫn tồn tại và vẫn có khả năng lây nhiễm", Giáo sư Richard Quilliam, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án cho biết trong một tuyên bố.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hai loại vi rút có vỏ bọc “lớp phủ lipid” xung quanh chúng, chẳng hạn như vi rút cúm (họ đã thử nghiệm thực khuẩn Phi6) và những loại không có lớp phủ, chẳng hạn như vi rút rota và vi rút norovirus (họ đã kiểm tra chủng vi rút rota SA11). Họ phát hiện ra rằng ở những loại có lớp bảo vệ thì lớp phủ nhanh chóng bị phân hủy và vi rút bị vô hiệu hóa, trong khi những vi rít có thì liên kết thành công với vi nhựa và sống sót.
Vi nhựa được hình thành khi rác nhựa trong đại dương bị vỡ ra do tia nắng mặt trời và chuyển động của sóng biển. Những hạt nhỏ này có thể bị dòng hải lưu mang đi xa nguồn hàng trăm hoặc hàng nghìn dặm, gây khó khăn cho việc theo dõi và loại bỏ chúng.
Giống như tất cả các loại nhựa, vi nhựa cũng không thể phân hủy sinh học và có thể mất hàng trăm năm để chúng phân hủy. Trong một khám phá đáng kinh ngạc, những chất dẻo nhỏ bé này đã được tìm thấy trong máu người, làm dấy lên những lo lắng về sức khỏe và chứng minh mức độ thực sự gây chết người của nhựa đối với thế giới.
Chúng không chỉ "xâm lược" sức khỏe con người mà còn đe dọa cả độ sâu của rãnh Mariana và thậm chí là đỉnh của đỉnh Everest. Các nhà nghiên cứu cho biết vi nhựa này chủ yếu đến từ bao bì và trong khi tác động của nó đối với sức khỏe đang được nghiên cứu chi tiết hơn thò sự hiện diện của nó ở những nơi như vậy là đáng ngạc nhiên và là vấn nạn cực nguy hiểm.
Theo Indiatoday