Lá dâu tằm là loại thảo dược đã rất quen thuộc với con người Việt từ bao xưa đến nay. Ngoài việc dùng để ăn, nuôi tơ, dệt lụa, làm siro hay ngâm rượu thì các bộ phận của cây như lá dâu tằm được ngâm lấy nước lại là một bài thuốc cho sức khỏe. Vậy thì uống nước lá dâu tằm có tác dụng gì? 

Hồng Anh 11:05 05/08/2020

1. Cây dâu tằm là gì?

Trước khi tìm hiểu uống nước >lá dâu tằm có tác dụng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhanh về lá dâu tằm nhé. Lá dâu tằm được ví như “thần dược” mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Có tên khoa học là Morus alba L thuộc họ Moraceae (dâu tằm) hay còn được gọi với những tên gọi khác như: cây tầm tang, cây dâu cảnh, cây mạy môn,...

Cây dâu tằm được sử dụng từ quả đến lá - Ảnh minh họa: Internet

Hiếm có loài cây nào mà tất cả các bộ phận đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh và còn cả những ứng dụng khác trong >đời sống. Từ hoa, quả, gốc, rễ, lá cho đến những tổ bọ ngựa được cây tầm gửi ký sinh trên cây.

Cành dâu hay còn gọi là tang chi có vị đắng, tính bình, thông kinh lạc giúp chữa ho hen suyễn, bí tiểu, phù thũng, tiểu đường, cao huyết áp và mạnh xương cốt. Ngoài ra còn có tác dụng bồi bổ gan thận dưỡng huyết, trừ phong vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó còn được dùng để ăn tươi, làm mứt, kem, sữa chua, bánh, làm siro … Vỏ rễ cây khi sử dụng chữa ho ra máu, viêm phế quản, viêm họng kèm theo các triệu chứng sốt …

Lá dâu tằm dùng làm rau ăn kèm các món gỏi, nướng, nấu canh, làm thức ăn nuôi tằm … Kết hợp các dược liệu khác để >làm đẹp da, trị chóng mặt, đau đầu, các bệnh về mắt, cao huyết áp, cảm mạo, ra mồ hôi trộm,…

*Ứng dụng lâm sàng của cây dâu tằm

Y học cổ truyền cho rằng cây dâu tằm có rất nhiều công dụng như bồi bổ can thận, điều trị đau nhức xương khớp, điều trị mất ngủ… Ngày nay các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu tằm cho thấy, kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.

  • Lá dâu (Tang diệp): Điều trị cảm mạo, sốt, tiêu đờm, điều trị cao huyết áp, giúp sáng mắt.
  • Quả dâu (Tang thầm): Giúp bổ thận, sáng mắt, tăng cường tiêu hóa, điều trị mất ngủ và tóc bạc sớm.
  • Vỏ (thân rễ) cây dâu (Tang bạch): Giúp lợi tiểu, điều trị phù thũng, ho có đờm
  • Tang ký sinh: Giúp bổ gan thận, điều trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm
  • Tổ bộ ngựa trên cây dâu (Tang tiêu phiêu): Điều trị di tinh, liệt dương, bạch đới, tiểu tiện nhiều lần do thận yếu.

2. Uống nước lá dâu tằm có tác dụng gì?

Nước lá dâu tằm có vị hơi đắng, chua, tính mát, không quá khó để uống. Uống nước lá dâu tằm có tác dụng giúp ổn định huyết áp, nhịp tim, hỗ trợ điều trị tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.

Dưới đây là một số tác dụng của nước sắc lá dâu tằm bạn nên tham khảo:

2.1. Lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường

Theo cuộc thí nghiệm vào năm 2000 của các nhà khoa học Mỹ, khi cho 50 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sử dụng nước sắc của lá cây này đã đem lại hiệu quả bất ngờ.

Nước lá dâu tằm có thể chữa được tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Sau một thời gian sử dụng nước sắc, các nhà khoa học đã phát hiện ra lượng đường có trong máu của các bệnh nhân đã giảm về mức an toàn. Ngoài tác dụng ổn định về lượng đường có trong máu, nước sắc của cây còn có tác dụng ức chế khả năng hấp thụ tinh bột của cơ thể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường ta làm như sau:

Chuẩn bị

  • Lá dâu tằm: 100g
  • Lá sen khô: 100g

Cách làm

Đem 2 vị thuốc sắc với 1 lít nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng sẽ thấy đường huyết giảm đáng kể. Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã sử dụng và khỏi bệnh nhờ bài thuốc này.

2.2. Uống nước lá dâu tằm có tác dụng ổn định huyết áp

Công thức nấu cháo lá dâu tằm cực đơn giản và dễ làm - Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu khoa học, khi cho các bệnh nhân cao huyết sử dụng nước sắc của loài cây này. Sau khoảng 5 phút sử dụng, huyết áp trong cơ thể đã giảm về mức an toàn. Điều này cho thấy, uống nước lá dâu tằm có tác dụng ổn định huyết áp hiệu quả. Vì vậy, đây là vị thuốc rất đáng để thử đối với nhiều bệnh nhân bị cao huyết áp.

Để chữa bệnh cao huyết áp, chúng ta có bài thuốc hiệu quả từ cháo dâu tằm như sau: Lấy 20g lá dâu tằm, 4-5 con trai, nấu cháo ăn mỗi ngày giúp hạ huyết áp. Ăn cháo này thường xuyên huyết áp sẽ ổn định.

2.3. Lá dâu tằm chữa mồ hôi trộm

Bài thuốc này do dân gian truyền miệng lại nhưng sử dụng vô cùng hiệu quả, trẻ em hay bị ra mồ hôi trộm sử dụng 7 đến 9 lá dâu tằm non nấu cùng 6 gram đại hoàng với 8 gram hạt sen. Sau đó cho thêm đường để bé dễ uống. Sau vài ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm và từ từ hết ngay.

Các dược liệu như lá dâu tằm cần được sử dụng lâu dài và kiên trì sẽ thấy kết quả rõ rệt - Ảnh minh họa: Internet

2.4. Lá dâu tằm chữa mất ngủ

Nhờ các axit amin tự do có trong lá dâu tằm giúp cơ thể bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống thường ngày. Đồng thời, các hoạt chất axit amin tự do này còn giúp cơ thể bạn đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Uống nước lá dâu tằm mỗi tối trước khi đi ngủ giúp an thần, ngủ sâu, bớt lo âu, hồi hộp, không bị giật mình nửa đêm,....

Để ngủ ngon giấc, có bài thuốc rất hay từ lá dâu tằm như sau: Lấy lá dâu tằm khô, cây thông đất, cây thành ngạnh, mỗi thứ 30g sắc uống. Uống liên tục trong thời gian dài vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ thấy hiệu quả.

2.5. Công dụng của lá dâu tằm điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp

Lá dâu tằm kết hợp cùng nhiều loại dược liệu khác để có những bài thuốc hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
  • Bài thuốc 1: Tang ký sinh 16 gram, tục đoạn, đảng sâm, thục địa, ý dĩ, bạch truật, cẩu tích, hoài sơn, hà thủ ô, tỳ giải mỗi thứ 12 gram, đem tất cả sắc lấy nước uống. Hữu hiệu với trường đau dây thần kinh do thoái hóa cột sống.
  • Bài thuốc 2: tầm gửi dâu, tần giao, tế tân, sinh địa, quy thân, phòng phong, bạch thược, phục linh, xuyên khung, nhân sâm, nhục quế, đỗ trọng, ngưu tất, cam thảo mỗi thứ 8 gram, độc hoạt 12 gram. Đem tất cả sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 3: tầm gửi dâu 20 gram, tục đoạn, hồ ma, ngưu tất, câu kỷ tử, đương quy mỗi vị 12 gram, hà thủ độ đỏ 16 gram sắc lấy nước uống.

2.6. Lá dâu tằm có tác dụng trị thận hư, đau mỏi gối

Tang ký sinh 20 gram, ngưu tất 16 gram, đỗ trọng bắc, đương quy, sinh địa mỗi thứ 12 gram, độc hoạt, tần giao, xuyên khung, phòng phong  mỗi loại 8 gram, cam thảo, tế tân mỗi vị 4 gram. Sắc với nước và dùng hàng ngày.

2.7. Tác dụng của lá dâu tằm với tóc

Theo nhiều nghiên cứu, lá dâu tằm chữa rụng tóc rất hiệu quả. Tóc bị rụng nhiều thì dùng lá dâu tằm nấu với bồ kết để gội đầu. Tóc bị bạc thì dùng quả dâu tằm đã chín đen trộn với ít hà thủ ô ngâm với rượu uống.

3. Lưu ý khi sử dụng lá dâu tằm

Người ta thường phơi khô và vo viên lá dâu tằm để dễ bảo quản - Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc của lá dâu tằm:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng các bài thuốc trên. 
  • Trẻ em dưới 8 tuổi không được sử dụng các bài thuốc này.
  • Khi sử dụng các bài thuốc trên bạn nên uống nhiều nước.
  • Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng cho phép.
  • Người có cơ thể bị suy yếu, ho không đờm hoặc ho do hàn không nóng sốt thì không nên sử dụng các bài thuốc trên.

Trên đây là những thông tin cho chúng ta biết uống nước lá dâu tằm có tác dụng gì. Tuy nhiên, lá dâu tằm cũng là một loại dược liệu tự nhiên, nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại nguyên liệu này để đảm bảo an toàn >sức khỏe cũng như thuốc được phát huy hiệu quả.

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe