Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm về những lợi ích tuyệt vời từ trà hoa cúc nhé!

Q.Duyên (Dịch) 20:59 20/04/2022

Đặc tính của trà hoa cúc

Đây là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.

Thức uống này cũng được xem là một loại thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà phong phú của người Việt Nam.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần trong hoa cúc gồm có: Flavones, Apigenin, Luteolin, Thymol, Tricosane... Theo nghiên cứu dược lý, hoa cúc có tác dụng ức chế khuẩn lỵ trực trùng, tụ cầu vàng, vi khuẩn gây bệnh thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta, ức chế một số loại nấm ngoài da ...

Trà hoa cúc - Món quà từ thiên nhiên với những ích lợi tuyệt vời cho sức khỏe 

Làm dịu cơn đau bụng kinh

>Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và các chứng co thắt dạ dày. Trà hoa cúc làm tăng mức glycine trong cơ thể, giúp giảm cường độ co thắt cơ bắp, làm giãn các cơ giúp giảm đau.

Ngoài ra, do có tính chống co thắt cơ nên trà hoa cúc giúp thư giãn làm dịu cơ, cải thiện tốt các chứng đau nhức đầu, đau bụng kinh và đau dạ dày,...

 

Hỗ trợ tiêu hóa

Chamomile có trong trà hoa cúc có thể làm giảm co thắt ở lớp lót bên trong của dạ dày, do đó giúp giải phóng khí không cần thiết và đầy hơi trong đường tiêu hóa. Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa trong thời gian dài.

 

Điều trị chứng mất ngủ 

Trà hoa cúc được xem là vị thuốc tự nhiên, điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ lâu năm, vì chúng có tác dụng giúp tinh thần thư thái, và làm dịu các triệu chứng căng thẳng. Dùng trà hoa cúc vào buổi tối trước khi ngủ, sẽ khiến bạn ngủ sâu giấc hơn.

Do có tính chất dịu nhẹ và hương thơm dễ chịu, mà cúc hoa giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm lo lắng, cân bằng lại tinh thần vì vậy sẽ giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.

 

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trà hoa cúc giúp điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể, vì thế có thể ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc giữ lượng đường trong máu thấp, điều này đặc biệt có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì họ cần duy trì lượng đường trong máu một cách ổn định.

 

Chăm sóc >sức khỏe tim mạch

Những nghiên cứu gần đây về hoạt chất Flavones – chất chống oxy hóa trong hoa cúc có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm hình thành Cholesterol. Qua đó giảm nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, bệnh mỡ máu, rất hiệu quả trong điều trị cơn đau thắt ngực.

 

Ngăn ngừa và điều trị cảm cúm

Y học cổ truyền đã sử dụng thức uống này để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Nhờ vào tính mát của loại thảo dược này mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả.

Để chế biến ra những tách trà hoa cúc giúp giải cảm, bạn hãy cho vào ấm trà một thìa cà phê hoa cúc khô với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần rồi thưởng thức.

 

Làm đẹp da

Chất chamomile cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do. Điều này có lợi trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, làm làn da trở nên mịn màng hơn.

Thói quen uống trà hoa cúc hàng ngày sẽ giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da của bạn từ sâu bên trong. Trà hoa cúc cũng có thể được sử dụng trong các công thức >làm đẹp tự chế để cải thiện và duy trì sức khỏe làn da.

Ngoài ra, do có chất Flavones – một trong những chất chống oxy hóa, nên nó sẽ làm giảm và làm chậm sự hình thành các gốc tự do. Qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và nhất là lão hóa da.

 

Giảm lo âu, căng thẳng

Chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư thái, có thể giúp làm dịu các dây thần kinh do đó làm giảm lo lắng.

Thức uống này cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Thêm vào đó, trà giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.

 

 

Những lưu ý khi uống trà hoa cúc

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Bạn nên đến các siêu thị lớn để chọn mua trà hoa cúc, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng và gây hại cho sức khỏe.

 

Đối tượng nào không nên uống trà hoa cúc?

Dù mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng thức uống này. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng. Bạn cũng không nên dùng thức uống này để uống thuốc hoặc uống trà hoa cúc khi đang đói bụng.

Bên cạnh đó, người có cơ địa mẫn cảm sẽ rất dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi ăn phải những thực phẩm không phù hợp. Trà hoa cúc cũng là một trong những thức uống mà người có cơ địa mẫn cảm nên tránh nếu không muốn gặp phải những triệu chứng kể trên. Nguyên nhân là bởi vì trong trà hoa cúc chứa phấn hoa dễ gây dị ứng.

Mặc dù là một thức uống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên uống trà hoa cúc. Nếu bạn là một trong những đối tượng kể trên thì nên tuyệt đối tránh uống trà hoa cúc để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Theo Step to Health

Q.Duyên (Dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe