Tình trạng đau nhức lan từ cánh tay xuống cẳng tay càng lúc càng dữ dội khiến người đàn ông nhập viện cấp cứu chẩn đoán tắc mạch tay phải do huyết khối.

Lam Lam (t/h) 10:29 02/04/2023

Cụ thể, theo VietNamNet, người đàn ông có tiền sử loạn nhịp tim. Tình trạng đau nhức lan từ cánh tay xuống cẳng tay, bàn tay phải. Đau càng lúc càng dữ dội, sau đó tay ông lạnh, tím tái dần, giảm cảm giác, vận động bàn tay khó khăn.

Ông được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), chẩn đoán tắc mạch tay phải do huyết khối, chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vào chiều cùng ngày.

"Lúc vào viện, từ 1/3 cẳng tay phải của tôi trở xuống bị tím đen như hạt mùng tơi, không có cảm giác gì, bàn tay không vận động được như thường", ông Đ. nhớ lại.  Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch quay, động mạch trụ tay phải cấp tính do huyết khối.

Hình ảnh tay phải ông Đ. bị tắc mạch do huyết khối  (trái) và bàn tay hồng hào sau 30 phút phẫu thuật tái thông. Ảnh: VietNamNet

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết 1/3 dưới cẳng tay phải của ông Đ. đã tím đen, lạnh ngắt. Nếu chậm phẫu thuật, chắc chắn, bàn tay bị tắc mạch sẽ >hoại tử do thiếu máu nuôi và phải cắt bỏ.

Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh để lấy >máu đông, tái thông mạch khẩn cấp được đưa ra, hy vọng cứu được bàn tay đang trong tình trạng thiếu máu nặng nề. Ca mổ diễn ra trong 30 phút. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, bàn tay và ngón tay hồng ấm, mạch bắt rõ, cảm giác và vận động tay phải tốt.

Bác sĩ Hùng cho biết tắc mạch chi do huyết khối là bệnh lý tối cấp tính, cần phẫu thuật làm thông mạch ngay để cứu chi do thời gian chịu được thiếu máu chi chỉ khoảng 6-8 giờ. Trước đó, bệnh viện từng phẫu thuật mạch máu cho nhiều ca, chủ yếu là chi dưới.

 Nếu chậm phẫu thuật, chắn chắn, bàn tay bị tắc mạch sẽ hoại tử do thiếu máu nuôi và phải cắt bỏ. Ảnh: VietNamNet

"Cái khó ở trường hợp ông Đ. là các mạch ở cổ bàn tay kích thước rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 2mm, phải sử dụng kính vi phẫu", bác sĩ Hùng cho biết. 

Cũng theo Medlatec, khi cục máu đông thực hiện tốt vai trò ngăn ngừa chảy máu của mình, nếu tiếp tục tích tụ tiểu cầu và mở rộng khối sợi fibrin, cục máu đông sẽ ngày càng lớn hơn và có thể gây hẹp, tắc mạch máu. Vì thế một số protein khác sẽ được tiết ra nhằm ức chế sự phát triển của cục máu đông. Khi tổn thương đã phục hồi, não bộ nhận được tín hiệu và giải phóng 1 loại enzyme có tác dụng làm tan cục máu đông. Huyết khối lúc này sẽ tan dần ra, tiểu cầu và các tế bào khác đều được giải phóng trở về trạng thái bình thường.

Cơ chế tự đông máu giúp cơ thể tự bảo vệ khỏi bị chảy máu. Ảnh: Internet

Tĩnh mạch ở chân, tay nằm ở dưới bề mặt da, có thể hình thành cục máu đông và lúc này được gọi là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Biến chứng nguy hiểm nhất là cục máu đông tĩnh mạch tay chân này di chuyển đến phổi hoặc tim gây biến chứng.

Với các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông có thể kiểm soát, loại trừ sẽ giúp chúng ta hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Theo dõi >sức khỏe tim mạch, sàng lọc nguy cơ hình thành và biến chứng do cục máu đông lòng mạch được khuyến cáo với mọi đối tượng.

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe