Khi tiết trời oi bức, chúng ta thường chỉ tìm đến đồ uống có đá để hạ nhiệt.
Nhưng nhiều người khác lại cho rằng >trà nóng vẫn có thể uống được trong những ngày nắng nóng và thậm chí còn có các đặc tính làm mát.
Liệu điều này có chính xác?
Theo Giáo sư dược học tại University King's College London ông Peter McNaughton, người chuyên nghiên cứu về việc điều tiết nhiệt độ cơ thể, trà nóng thực sự có thể hạ nhiệt:
"Mặc dù điều này có vẻ như hoàn toàn phản lại trực giá nhưng uống đồ nóng thực sự có thể giúp bạn giảm nhiệt độ cơ thể, miễn là nó không quá nóng".
Ông McNaughton giải thích thêm:
"Nếu một thức uống có nhiệt độ cao hơn cơ thể, rõ ràng nó sẽ khiến bạn nóng hơn. Nhưng giống như tất cả các loài động vật máu nóng khác, con người liên tục tự điều chỉnh để duy trì nhiệt độ bên trong ổn định".
Vị giáo sư đã phát hiện ra rằng đồ uống nóng và ớt cay kích hoạt một thụ thể trong dây thần kinh của chúng ta có tên là TRPV1, cơ quan này cho biết cơ thể cần phải hạ nhiệt. Đáp lại, con người đổ mồ hôi.
Mồ hôi đọng lại trên da có thể khó chịu, nhưng nếu gió nhẹ hoặc quạt tạo thành luồng không khí thổi qua sẽ giúp mồ hôi bay hơi, mang theo nhiệt.
"Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào việc đổ mồ hôi. Đổ mồ hôi có thể giúp con người tồn tại ở một số nơi có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trên Trái đất...
Tuy nhiên mồ hôi kém hiệu quả (trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể) hơn ở nơi độ ẩm cao vì không khí đã chứa đầy hơi nước và không thể hấp thụ nhiều từ da. Đó là lý do tại sao ở những nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ có thể sống sót thấp hơn nhiều.
Một nghiên cứu được tạp chí Acta Physiologica công bố vào năm 2012 đã chỉ ra rằng mồ hôi bốc hơi có thể giúp giải nhiệt.
Ngược lại, đồ uống lạnh làm giảm nhiệt độ cơ thể và sau đó thúc đẩy não giảm tiết mồ hôi để đưa nhiệt độ cơ thể trở lại mức cơ bản.