Một thời gian không lâu sau đó, cô gái thấy xuất hiện hạch ở cổ. Linh cảm có chuyện không lành, cô tìm đến chuyên viên tư vấn, xét nghiệm mới hay kết quả đã nhiễm HIV.

H.A (t/h) 14:56 14/07/2023

Nhiễm HIV nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị, HIV thường chuyển thành AIDS trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 năm. Nhưng hiện nay, y học hiện đại đã bào chế ra một số loại thuốc kháng virus tốt hơn giúp quá trình HIV phát triển thành AIDS chậm lại.

Nhiễm HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến người bệnh có nhiều khả năng mắc những loại nhiễm trùng và một số loại ung thư:

+ Viêm phổi do nấm: Nhiễm nấm này có thể gây bệnh nặng. Mặc dù nó đã giảm đáng kể với các phương pháp điều trị HIV / AIDS hiện tại. Tuy nhiên, đây vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở những người >nhiễm HIV.

HIV gây ra căn bệnh thế kỷ. Ảnh: Internet

+ Bệnh nấm Candida (tưa miệng) gây viêm và tạo một lớp phủ dày, màu trắng trên miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.

+ Bệnh lao (TB): Tình trạng này được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc “căn bệnh thế kỷ”.

+ Viêm màng não do Cryptococcus có liên quan đến virus HIV.

+ Bệnh nhiễm độc tố do Toxoplasma gondii.

+ Ung thư hạch: Tình trạng phổ biến nhất là sưng hạch ở cổ, nách hoặc háng, thường bệnh nhân sẽ không bị đau bởi những hạch này.

+ Hội chứng suy mòn: Với biểu hiện đặc trưng là giảm cân nhanh, ít nhất 10% trọng lượng cơ thể, kèm theo tiêu chảy, sốt và suy nhược mạn tính.

Cô gái nhiễm HIV từ việc không ngờ

Chia sẻ thông tin trên Báo Phụ Nữ Việt Nam cho hay, bạn nữ 23 tuổi, là nhân viên văn phòng ở quận 11 (TPHCM). Người yêu cô là một PT (personal trainer: huấn luyện viên cá nhân) tại một phòng tập gym. Vì tin tưởng người yêu làm trong lĩnh vực >sức khỏe, cộng với vóc dáng khỏe mạnh bên ngoài, cô chưa bao giờ nghĩ tới chuyện anh mắc bệnh xã hội. Chính vì vậy mà cô cũng chủ quan không dùng "biện pháp bảo vệ" trong "chuyện ấy".

Sau đó không lâu, cô thấy xuất hiện hạch ở cổ. Linh cảm có chuyện không lành, cô tìm đến anh Ngô Tấn Huỳnh để tư vấn, xét nghiệm HIV. Kết quả là cô có phản ứng với HIV. Cô gái chỉ biết khóc nấc trong đau khổ: "Mới đầu năm nay, em còn đi hiến máu, kết quả khám đều rất ổn. Vậy mà chỉ vài tháng sau đã nhiễm HIV".

Cô gái xuất hiện hạch ở cổ cùng những biểu hiện bất thường. Ảnh: Internet

Sau đó, cô cũng liên lạc với người yêu, đề nghị làm xét nghiệm HIV. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus HIV (có H). Cả hai sau đó được anh Ngô Tấn Huỳnh tư vấn điều trị. Hiện tại, 2 bệnh nhân có chỉ số duy trì ổn định, đảm bảo >sống khỏe mạnh.

Theo Anh Ngô Tấn Huỳnh (biệt danh Huỳnh Sachi, chuyên viên tư vấn HIV hỗ trợ cộng đồng) chia sẻ trên Báo Phụ Nữ Việt Nam, "đừng nhìn ngoại hình người khác mà phán đoán người đó khỏe mạnh hay có bệnh trong người. Người có H có thể sống khỏe mạnh 5-10 năm mới xuất hiện dấu hiệu cảnh báo, từ đó cũng mới phát hiện được tình trạng bản thân." Anh PT trong trường hợp kể trên đang ở giai đoạn không triệu chứng, sau giai đoạn nhiễm HIV cấp nên dường như không thể phát hiện nếu nhìn vẻ bề ngoài.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm HIV

Theo Thanh Niên, các triệu chứng của nhiễm HIV giai đoạn đầu có thể rất bất thường, bao gồm các triệu chứng về đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương, cũng như mắt, phổi, thận, gan và bộ phận sinh dục. 

Với những trường hợp đã phát triển thành AIDS, nghĩa là khi hệ thống miễn dịch đã bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới những biểu hiện như: sốt kéo dài, đổ mồ hôi lạnh, tiêu chảy mạn tính, bị sưng hạch bạch huyết, các đốm trắng dai dẳng hoặc các tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng, mệt mỏi dai dẳng không rõ nguyên nhân, giảm cân,…

Dấu hiệu nhiễm HIV. Ảnh: Internet

- Giai đoạn đầu: Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính

Giai đoạn cấp tính là trong vòng 3 tháng kể từ khi bị phơi nhiễm. Hầu hết mọi người không biết ngay lập tức khi họ bị nhiễm HIV.

Nhưng họ có thể có các triệu chứng trong vòng 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm virus.

- Các dấu hiệu sớm của nhiễm HIV cấp tính

Các dấu hiệu này bao gồm:

+ Các triệu chứng giống cúm: Đây là lúc hệ thống miễn dịch của cơ thể chiến đấu, được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính hoặc nhiễm HIV nguyên phát, với các triệu chứng tương tự như nhiễm virus và thường giống với cúm, kéo dài 1 - 2 tuần rồi khỏi.

+ Từ 23% đến 92% người nhiễm sẽ có các triệu chứng giống như cúm, gồm đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, khớp, đau họng, nổi hạch, phát ban đỏ không ngứa, với các mảng sần sùi, ở phần trên cơ thể, sốt, theo Verywell Health.

+ Do sự xâm nhập của HIV vào ruột và não khiến người bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng.

+ Triệu chứng tiêu hóa: Gồm buồn nôn, nôn mửa hoặc đau dạ dày trong thời gian ngắn.

+ Triệu chứng của hệ thần kinh trung ương: Gồm đau đầu, viêm não nặng và viêm màng não, liệt mặt thoáng qua hoặc các đợt tâm thần cấp tính.

+ Triệu chứng khác: Gồm loét trong miệng, thực quản, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Ngoài ra, còn viêm amidan, chảy máu dạ dày nặng, viêm túi mật và nhiễm virus mụn giộp.

+ Đáng chú ý, gần một nửa số trường hợp có triệu chứng không giống cúm - ban đầu xét nghiệm HIV âm tính nhưng cuối cùng dương tính, theo Verywell Health.

+ Nếu gặp các triệu chứng kể trên và có thể đã tiếp xúc với người nhiễm HIV trong vòng 2 đến 6 tuần, hãy đi khám và làm xét nghiệm HIV.

Nếu nghi ngờ mình đã tiếp xúc với virus, dù không có triệu chứng vẫn phải làm xét nghiệm. Xét nghiệm sớm rất quan trọng.

Cách phòng tránh HIV/AIDS

Theo Medlatec, một số phương pháp phòng bệnh hiệu quả là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, quan hệ chung thủy 1 chồng 1 vợ, sử dụng bơm kim tiêm sạch, nếu bạn tình có nguy cơ mắc bệnh thì bạn cũng cần phải kiểm tra sớm, mẹ bị HIV khi mang thai nhưng nếu được điều trị thì sẽ giảm nguy cơ lây bệnh sang con,…

Chủ động phòng tránh lây nhiễm. Ảnh: Internet

- Qua đường tình dục

+ Nếu không biết đúng về “lịch sử” >đời sống tình dục của người tình thì chưa nên quan hệ tình dục.

+ Sống chung thủy với một bạn tình là giải pháp tốt nhất để không bị lây nhiễm HIV qua con đường này.

+ Nếu có quan hệ tình dục với người mà bạn không biết rõ đời sống tình dục của họ thì cần dùng bao cao su đúng cách.

+ Điều trị hiệu quả các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV vì tổn thương do những bệnh lý này là cửa vào lý tưởng của virus HIV.

Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV

Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV

- Qua đường máu

+ Không sử dụng chung kim tiêm.

+ Không tiêm chích chất gây nghiện.

+ Không sử dụng chung vật có thể xuyên qua niêm mạc hoặc da như: khuyên tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim xăm mình, dụng cụ lấy ráy tai,...

- Mẹ - con

+ Thai phụ bị nhiễm HIV cần được xét nghiệm và sử dụng thuốc kháng virus vào thời điểm đã được bác sĩ tư vấn và có biện pháp sinh đẻ an toàn.

+ Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV thì ngay khi mới sinh cần được uống thuốc kháng virus để phòng lây truyền.

Ngoài ra, để phòng ngừa lây nhiễm HIV thì cũng cần tiến hành xét nghiệm với những trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV. Kết quả xét nghiệm sẽ là căn cứ để quyết định bước kế tiếp: nếu âm tính thì sẽ được tư vấn về con đường lây nhiễm và HIV không lây qua đường nào để hạn chế được nguy cơ lây nhiễm; nếu dương tính thì cần tiếp cận điều trị để nâng cao và đảm bảo sự sống.

 

H.A (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe