Hội chứng sợ máu còn có tên khoa học là homophobia, đây cũng là hội chứng khá phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Một số trường hợp còn sợ máu đến mức độ có thể ngất xỉu ngay khi nhìn thấy máu hoặc trở nên kích động khi thấy máu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao thấy máu là choáng cũng như những vấn đề khác về hội chứng này nhé.
Trên thực tế, khoa học ước tính có khoảng 3,5% người trên thế giới đã từng ít nhất trải qua một lần hội chứng sợ máu trong cuộc đời. Nỗi ám ảnh này có thể khởi phát qua việc thấy máu trực tiếp, bị thương, dùng kim tiêm, hay một vài hoạt động khác liên quan đến máu.
Do vậy, việc sợ hãi khi thấy máu đôi khi không phải do bản thân của người đó yếu đuối mà là do họ bị mắc hội chứng sợ máu. Hội chứng sợ máu cũng có liên quan mật thiết chứng rối loạn âu lo hay ám ảnh. Một khi nỗi sợ quá lớn sẽ trở thành ám ảnh và nhiều người chỉ cần nhìn thấy máu hoa mắt chóng mặt, giảm nhịp tim đột ngột, hạ huyết áp, đôi khi dẫn đến ngất xỉu.
Theo các nhà khoa học, việc ám ảnh với máu hay hội chứng sợ máu thuộc chứng rối loạn lo âu. Triệu chứng rối loạn lo âu có thể gặp ở những người đã từng trải qua chấn thương thể xác và tâm lý trước đó, đây được xem là phản ứng có điều kiện với những tác nhân gây kích thích ở con người.
Theo nghiên cứu từ Đại học John Hopkins của Mỹ, hội chứng sợ máu có xuất phát từ thời Trung Cổ, khi mà con người còn sinh tồn và kiếm ăn bằng việc săn bắt thú. Công việc săn bắt thường tập trung vào nam giới, họ phải thực hiện việc tìm kiếm thức ăn về cho gia đình, bộ lạc nên quen với cảnh tượng máu me, trong khi đó phụ nữ lại lo những việc ở nhà, không chứng kiến cũng như tiếp xúc với cảnh săn bắt. Vì thế, khi nhìn thấy cảnh tượng máu me dễ bị choáng ngợp, không biết cách giải quyết.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến ám ảnh về máu. Đặc biệt đúng đối với các trường hợp anh hoặc chị em song sinh. Nhiều người thường dễ bị ngất khi thấy máu do khả năng điều tiết thần kinh kém. Về lâu dài, nó trở thành phản ứng có điều kiện và cứ thấy máu là lập tức huyết áp, nhịp tim rối loạn và giảm đột ngột, mồ hôi đổ và da tái nhợt nhạt, có cảm giác buồn nôn, ù tai và có thậm chí ngất xỉu.
Ám ảnh với máu còn có sự liên kết mật thiết với những rối loạn thần kinh khác như: trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh cưỡng chế, … và phổ biến hơn là thường xuất hiện ở những người có tuổi thơ từng bị ngược đãi, bỏ bê, hoặc gặp những tai nạn nghiêm trọng.
Nguyên nhân phổ biến của hội chứng sợ máu là trực tiếp bị chảy máu hoặc chứng kiến người khác bị chảy máu. Nếu bạn từng bị thương nghiêm trọng thuở bé thì dấu ấn đó sẽ khiến bạn bị ám ảnh mãi.
Tuy nhiên, không hẳn tất cả trường hợp sợ máu đều là do các trải nghiệm như trên và cũng có nhiều người mắc hội chứng sợ máu thừa nhận rằng nói họ không nhớ mình từng trải qua những trải nghiệm đó. Các nhà tâm lý cho rằng có thể bệnh nhân bị ức chế thần kinh hay thường xuyên bị nhồi nhét tâm lý sợ máu từ nhỏ.
Một lý do khác có thể là do bệnh nhân có suy nghĩ sai về máu: máu chứa đầy vi khuẩn, mất máu có thể gây tử vong.. chính những suy nghĩ tiêu cực này cũng sẽ dẫn đến hội chứng sợ máu.
Có thể nói, việc chóng mặt khi thấy máu hay sợ máu là trường hợp thường gặp ở nhiều người. Và việc điều trị chứng sợ máu cũng tương tự chữa những nỗi sợ khác. Bạn có thể dùng thuốc để giảm bớt sự căng thẳng, khó chịu. Tuy nhiên về lâu dài cách này không phải lựa chọn tốt. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra thay vì dựa vào thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần bởi vì những thuốc này có thể gây nghiện, lại khá đắt tiền và có tác dụng phụ. Vậy sợ máu phải làm sao? Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
Đây là phương pháp dựa trên thuyết về tâm lý học hành vi. Phương pháp này sẽ giúp bạn xóa bỏ những ký ức, suy nghĩ tiêu cực về sợ máu. Khi trông thấy máu, bạn nên để tâm trí liên tưởng đến đau đớn về vật lý thay vì ghê tởm, né tránh. Phương pháp chế ngự độ nhạy cảm của bản thân sẽ giúp xóa bỏ dần nỗi sợ hãi trong bạn nếu tiếp xúc máu nhiều và luyện thói quen như trên.
Khi bắt đầu trị liệu hội chứng sợ máu, ban đầu bạn sẽ nhìn vài giọt máu từ phía xa. Theo thời gian, khi đã quen dần với cảm giác trông thấy máu, bước tiếp theo là tiến lại gần hơn, thử cùng với lượng máu nhiều hơn. Tập luyện kiên trì phương pháp này sẽ làm cho suy nghĩ của bạn dần quen với việc nhìn thấy máu và nỗi sợ hãi cũng từ đó mà sẽ giảm đi nhiều.
Đây là giải pháp khá phổ biến và rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Phương pháp này sẽ tập trung vào nghiên cứu cách suy nghĩ của người cần trị liệu và nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi. Theo đó, bạn sẽ là người làm chủ suy nghĩ, có thể thay đổi các ý nghĩ tiêu cực như “trong máu có thể sẽ chứa AIDS” hay “máu dính lên người mình” thay vào đó bằng những suy nghĩ tích cực hơn như “mất vài giọt máu cũng không sao cả” hay “sợ hãi sẽ chẳng mang lại ích lợi gì”.
Bạn phải vận dụng sự kiên định cũng như lý trí của bản thân để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực luôn hiển hiện trong đầu và thay chúng bằng suy nghĩ tích cực. Chính những suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn có được một thái độ sống vui vẻ, lạc quan hơn, từ đó cũng tiết chế được việc sợ hãi khi trông thấy máu cũng như những hiện tượng tương tự.
Đây là cách chữa dựa trên các vấn đề về tâm lý. Phương pháp này sẽ tập trung vào việc tìm hiểu về bản ngã, cái tôi, những mong muốn, động lực và những sự kiện mà bạn đã từng trải qua trong suốt quá trình phát triển của bản thân. Bạn sẽ tiến hành những buổi trò chuyện để tâm sự, giải tỏa về các mong muốn mà chính bản thân bạn cũng cảm thấy còn đang e dè và ngại phải nói ra, những luồng ký ức gây ra chứng sợ hãi trong bạn …. tìm hiểu các vấn đề tâm lý khác trong chính con người bạn. Một số người từng áp dụng giải pháp trị liệu này cảm thấy cách này rất hiệu quả và cũng có nhiều trường hợp đã áp dụng thành công.
Đôi khi hội chứng sợ máu có thể khiến người trông thấy máu ngất xỉu, hay tụt huyết áp. Những phương pháp trị liệu trên có thể giúp xóa bỏ những nỗi sợ trong bạn và xử lý được các nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp này, bên cạnh giải tỏa vấn đề tâm lý còn sẽ giải quyết được những dấu hiệu ngất xỉu, hạ huyết áp… khi trông thấy máu.
Áp dụng sức ép là liệu pháp làm cơ căng lên, từ đó tăng huyết áp, tránh được tình trạng ngất xỉu mỗi khi thấy máu. Khi bạn cảm giác như muốn ngất, hãy gồng cơ tay, chân, toàn thân khoảng 10–15 giây để làm tăng huyết áp, chống được chứng ngất xỉu. Khi người điều trị đã thành thạo được phương pháp này thì bước tiếp theo các nhà trị liệu sẽ cho tiếp xúc cùng với các tình huống có thể gây ra chứng sợ máu bị tái phát.
Có thể nói, hội chứng sợ máu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khi chính bạn hoặc người khác gặp tai nạn ngoài ý muốn. Do đó, bạn cũng nên tránh những phản ứng vật lý quá kích động, tránh bị ngất trong hoàn cảnh cụ thể như: đang lái xe, đang leo cầu thang vì việc này rất nguy hiểm.
Trên đây là một vài thông tin về hội chứng sợ máu cũng như phương pháp để tiết chế tình trạng này. Hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc, trăn trở về hội chứng này.