Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới là một trong năm bệnh phổ biến hàng đầu ở phái nữ. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh này là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới là một trong căn bệnh nguy hiểm dễ mắc phải nhất ở phái nữ. Đặc biệt, nếu ở vùng khí hậu nóng ẩm thì tỷ lệ mắc phải sẽ cao hơn mức bình thường. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh này và cách chữa trị mang lại hiệu quả tốt nhất? Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, một số ít có thể do nấm hoặc hiếm gặp hơn là do virus. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Phần lớn tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở đường tiết niệu dưới bao gồm niệu đạo và bàng quan.
Tỷ lệ nhiễm trùng ở đường tiết niệu trên (niệu quản và thận) nhỏ hơn, nhưng lại có mức độ nghiêm trọng hơn và đòi hỏi điều trị lâu dài hơn.
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu trên và nhiễm trùng đường tiết niệu dưới được phân biệt như sau:
Chú ý: Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên, dấu hiệu ở nam và nữ là như nhau. Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, phụ nữ thường có cảm giác đau vùng chậu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn, virus hoặc các loại nấm gây nên. Tuy nhiên, những tác nhân dưới đây mới là điều kiện tiên quyết để các loại sinh vật này có thể tấn công đường tiết niệu:
Những điều kiện xúc tác dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới bao gồm:
Phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định sinh vật nào gây bệnh. Phần lớn các trường hợp là do vi khuẩn thì sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân là do nấm hoặc virus thì sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm hoặc thuốc chống siêu vi (kháng virus).
Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh dạng uống. Nhưng nếu nhiễm trùng đường tiết niệu trên thì đòi hỏi phải dùng kháng sinh tiêm qua tĩnh mạch.
Không có biện pháp nào có thể tự chữa khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu tại nhà. Bạn chỉ có thể áp dụng chế độ ăn uống khoa học để giúp thuốc hoạt động tốt hơn. Các loại nước ép hoa quả như cam, cà rốt, dâu tây hoặc chanh giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, nếu bạn có thể mua được quả nam việt quất thì quá tốt. Nam việt quất có một loại chất giúp ngăn cản một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bám vào niêm mạc bàng quang, từ đó giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu nhanh hơn.
Như vậy có thể thấy rằng, nguy cơ và tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới cao hơn ở nam giới rất nhiều. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh này để từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.