Quả mâm xôi hay là phúc bồn tử là loại quả rất tốt cho mắt và hệ miễn dịch. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cây mâm xôi có tác dụng gì trong y học qua bài viết dưới đây.
Cây mâm xôi có tác dụng gì là chủ đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Ở nước ta, loại cay này yếu được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hầu hết các bộ phận của mâm xôi đều có thể dùng làm thuốc nhưng phổ biến nhất là quả. Chúng đặc biệt có ích trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sinh lý, bổ thận và cải thiện cân nặng rất tốt.
Mâm xôi hay còn gọi là phúc bồn tử, chúc xôi, cơm xôi, mắc hủ, co hủ, ghìm búa,.... Đây là loại cây thân gỗ lâu năm. Tên khoa học là Rubus alceaefolius Poir. (R.moluccanus L). Cây thuộc họ hoa hồng.
Mâm xôi thường mọc hoang ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu. Còn ở Việt Nam, loại cây này thường mọc nhiều trên đường đi, tại các khu rừng thưa ở vùng núi phía Bắc các tỉnh như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Thái Bình,…
Hầu hết các bộ phận của cây như thân, cành, lá, rễ và quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc.
Thông thường, quả mâm xôi thường được thu hái và sơ chế vào khoảng tháng 5 – 7 hằng năm. Ngoài ra, chúng có thể dùng để ăn giải nhiệt như một loại trái cây và sử dụng để làm mứt rất ngon. Người ta thường bảo quản lạnh để sử dụng được lâu hơn.
Còn thân, cành và lá của cây mâm xôi sẽ được thu hái quanh năm. Sau đó cắt nhỏ ra thành từng khúc, phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc để dùng dần.
Trong một quả mâm xôi thường chứa rất nhiều các thành phần như: Mangan, Vitamin K, Vitamin B, Vitamin E, Sắt, Photpho, Magiê, Kali, Đồng, chất béo, Protein, chất xơ. Ít calo và Carbs. Ngoài ra, trong lá cây mâm xôi còn chứa rất nhiều Tanin.
Hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, nhờ vào các chất acid ellagic có mặt trong quả mâm xôi, chúng giúp ổn định huyết áp và hạn chế xảy ra nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, mâm xôi còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch rất hiệu quả.
Cây mâm xôi còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt nhờ vào thành phần Xeton có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Theo các nghiên cứu gần đây thì có rất nhiều tác dụng của mâm xôi đối với phụ nữ. Đầu tiên là giúp tăng cường chức năng sinh sản do cây mâm xôi làm dày niêm mạc tử cung nhờ lượng vitamin C và magie dồi dào. Chúng giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời giúp giữ thai trong tử cung an toàn, tránh thai nhi bị bong ra hay sẩy thai.
Ngoài ra, quả và lá mâm xôi cũng hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa béo phì hiệu quả do chứa Raspberry - hoạt chất giúp đốt cháy chất béo, chuyển hóa lipid nhanh, từ giúp hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng lý tưởng.
Bên cạnh đó mâm xôi còn chống lão hóa, ngừa ung thư cực kỳ lý tưởng cho các chị em phụ nữ. Loại dược liệu này giúp làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do gây hại và duy trì sự trẻ trung của làn da. Chính lượng vitamin C cao giúp quả mâm xôi giúp chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả.
Khi được hỏi uống cây mâm xôi có tác dụng gì thì chúng ta không thể bỏ qua khả năng bảo vệ gan của loại cây này. Hầu hết các tổn thương về gan và các tế bào trong cơ thể sẽ được phục hồi hiệu quả khi sử dụng mâm xôi. Do thành phần dược liệu cao nên chúng không chỉ hỗ trợ làm giảm tình trạng mảng bám trên thành gan mà còn giúp tiêu hủy chất béo trong gan nhanh chóng.
Như đã nói ở trên, nhờ các thành phần kháng khuẩn, chống viêm cao nên việc sử dụng mâm xôi thường xuyên có thể giúp hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả cũng như chữa các bệnh về xương khớp ở những người cao tuổi hoặc người thường xuyên vận động mạnh.
Quả mâm xôi là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất với nhiều cách khác nhau. Bạn có thể dùng tươi, sấy khô, hoặc chế biến thành các loại mứt, ngâm rượu để dùng lâu dài đều rất tốt.
Còn về thân, cành, lá thì có thể phơi khô và sắc với nước để dùng. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp chúng với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Liều lượng khuyến cáo sử dụng của mâm xôi là:
Quả: 10 – 30g mỗi ngày.
Thân, cành, lá: 30 – 40g mỗi ngày.
- Chuẩn bị: Từ 30-40g cành, lá cây mâm xôi; cây mộc thông, ô rô, mỗi vị 15-20g.
- Cách thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và sắc thành thuốc uống trong ngày.
- Chuẩn bị: Mâm xôi, Ngũ vị tử, Kỷ tử, Xa tiền tử, Thỏ ty tử, mỗi vị liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu đi sấy khô và tán thành bột mịn. Thêm vào một ít mật ong và vo thành các viên hoàn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 6g và cùng với nước ấm.
- Chuẩn bị: Mâm xôi 10 – 15g, Chim Sẻ 5 con, Thỏ tỷ tử 30 – 45g, Câu kỷ tử 20 – 30, gạo tẻ 100g, gia vị.
- Cách thực hiện: Rửa sạch và sơ chế các loại nguyên liệu, sau đó mang đi nấu thành cháo ăn. Chia thành nhiều lần dùng trong ngày.
- Chuẩn bị: 100g mâm xôi
- Cách thực hiện: ăn tươi hằng ngày để có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh.
- Chuẩn bị: Mâm xôi, Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân, Sơn thù du, mỗi vị 12g.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và sắc thành thuốc uống. Nên sử dụng 1 lần/ ngày.
- Chuẩn bị: 15 – 30g quả mâm xôi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và hãm chúng với nước sôi trong khoảng 15 phút và sử dụng trước bữa ăn 20 phút.
>>> Xem thêm:
- Cây Mâm Xôi, từ loài cây hoang dã đến loại cây vô số lợi ích
- Sử dụng mâm xôi quá liều có thể dẫn đến tiêu chảy do chúng có tác dụng nhuận tràng hiệu quả. Do đó, trong quá trình sử dụng nên chú ý liều lượng phù hợp để tránh gây ra tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải.
- Thận trọng khi sử dụng mâm xôi cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú. Vì đây là những đối tượng có thể bị co thắt trong tử cung khi dùng mâm xôi, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Chúng sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng có thể xuất hiện tình trạng đỏ da, ngứa miệng sau khi ăn quả mâm xôi. Bên cạnh đó, môi và lưỡi cũng có thể bị sưng, chóng mặt, đau bụng. Lúc này, bạn nên đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Việc sử dụng mâm xôi có thể gây tương tác với các loại thuốc kháng sinh Linezolid. Do trong loại quả này có chứa thành phần tyramine, chúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và gây tác động xấu đến huyết áp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được cây mâm xôi có tác dụng gì cũng như cách dùng loại cây này để hỗ trợ điều trị bệnh. Nên chú ý rằng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh từ mâm xôi. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc thầy thuốc để nhận được sự tư vấn tốt nhất.