Rối loạn sắc tố da ở tay là bệnh lý da liễu trên da tay, khiến người bệnh cảm thấy e ngại khi giao tiếp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết sau!
Da tay là vị trí thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng nhiều và da tay cũng mỏng như các vùng da khác như da mặt. Nếu không được che chắn bảo vệ trước ánh nắng bạn có thể bị rối loạn sắc tố da ở tay. Vậy nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau đây.
Bệnh lý rối loạn sắc tố da tay là tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố khiến da tay của bạn xuất hiện những đốm nâu, có các mảng trắng loang lổ khắp trên tay. Tuy là căn bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe nhưng việc xuất hiện những đốm nâu, mảng trắng của căn bệnh này khiến không ít người tự ti khi giao tiếp với người khác.
Rối loạn sắc tố da ở tay biểu hiện dưới 2 dạng bệnh:
Xuất hiện các đốm nâu li ti mọc thành từng cụm hoặc riêng lẻ với nhau trên tay. Nếu bệnh để lâu các nốt đốm này sẽ trở lên đậm màu và nhìn rõ ràng hơn. Vậy tăng sắc tố da có nguy hiểm không? Câu trả lời là tuy bệnh này không đe dọa đến tính mạng nhưng nó lại làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên da tay, làm mất đi vẻ đẹp trên tay. Bên cạnh đó, nó còn khiến người bị bệnh không muốn tiếp xúc nhiều với người khác.
Một số người thắc mắc trường hợp bị tăng sắc tố sau viêm da có hết không? Câu trả lời là có tuy nhiên việc điều trị căn bệnh này thường khá phức tạp và kéo dài. Vì vậy, bạn cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu và luôn kiên nhẫn với giải pháp điều trị.
Xuất hiện những vùng da có màu sắc nhạt hơn so với vùng da bình thường, nặng hơn có những vùng da bị mất màu hoàn toàn.
Có một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng rối loạn sắc tố da trên tay như sau:
- Ánh nắng mặt trời: Khi bạn tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời, các tia UV có trong ánh nắng sẽ tác động trực tiếp đến da tay làm sản sinh hắc tố Melanin, hình thành các đốm nâu và đốm nám trên da.
- Rối loạn nội tiết tố: Các chất Estrogen, Progesteron sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều sắc tố melanin làm tăng tình trạng sắc tố da tay.
- Tuổi cao: Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra nhanh làm cho các tế bào bị suy giảm chức năng đào thải những hạt sẫm màu gây nên hiện tượng tăng sắc tố da.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tăng sắc tố da thì rất có thể bạn sẽ gặp phải trường hợp tương tự.
- Sử dụng mỹ phẩm không an toàn: Một số loại mỹ phẩm chứa các chất làm trắng quá mạnh có thể khiến cho vùng da ở tay bị mất sắc tố.
- Những người bị sẹo phỏng, lang ben khiến cho vùng da ở tay bị giảm sắc tố.
Vậy giảm sắc tố da và cách điều trị như thế nào, đâu là phương pháp điều trị tăng sắc tố da hiệu quả? Chúng ta hãy tìm trả lời ở phần tiếp theo.
Một số loại thuốc trong dã liễu hỗ trợ điều trị các rối loạn sắc tố da ở tay có thể kể đến như:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc da liễu, những người bị rối loạn sắc tố da tay có thể lựa chọn điều trị chuyên sâu bằng phương pháp laser và ánh sáng. 2 loại laser được công nghệ Fotona ứng dụng thành công trong thiết bị điều trị của mình mang tới nhiều lợi ích trị liệu và tối ưu hóa các kết quả điều trị rối loạn sắc tố da.
Bên cạnh đó, ánh sáng xanh IPL cũng sẽ góp nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh trong từng trường hợp khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách trị sắc tố da tại nhà bằng việc sử dụng một số loại củ, quả khác nhau như: nghệ, bơ, chanh, khoai tây,… rất lành tính và an toàn.
Người bị rối loạn sắc tố da nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Câu trả lời là bạn nên lựa chọn những thực phẩm có tính mát như: đu đủ, hạnh nhân, bột yến mạch, chuối, ổi, rau má, dưa chuột,… giúp cơ thể thanh mát, >làm đẹp da. Không nên sử dụng các thực phẩm có tính cay nóng, dễ nổi mụn gây ảnh hưởng đến da, có thể làm cho tình trạng của bệnh thêm nặng.
Trên đây là những nội dung tìm hiểu về bệnh rối loạn sắc tố da ở tay và cách điều trị. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ về căn bệnh trên da tay này để từ đó có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.