Trị liệu bằng các phương pháp dân gian cho bệnh trĩ, đau lưng nhức mỏi, cảm mạo thông thường cho đến sỏi thận thì người ta thường nhắc đến một loại thảo dược và cũng là loại rau quen thuộc là cây cúc tần. Thực hư tác dụng của cây cúc tần như thế nào?
Bạn đã thưởng thức các món ăn từ cây cúc tần chưa? Cực ngon nhé! Nếu như bạn đã từng được nếm qua món bánh nếp cúc tần, loại bánh dân dã được làm từ gạo nếp, bên trong thơm ngon với nhận đậu xanh hoặc nhân mặn bao gồm thịt băm, mộc nhĩ hành hoa giúp giữ ấm dạ dày cơ thể. Ngoài ra, cá được kho cùng lá cúc tần cũng ngon khó cưỡng, người đầu bếp thường kết hợp thêm gừng, riềng để tăng gia vị, thơm phức hơi cay nhẹ, ăn một lần là nhớ mãi! Có lẽ bạn còn chưa biết một điều hay từ tác dụng của cây cúc tần ngoài là món ăn ngon hằng ngày, đó chính là chữa đau đầu, giảm sốt, đau lưng, hen suyễn, bệnh trĩ…
- Chữa lao lực, thổ huyết: dùng 150g thân, lá, cành thái nhỏ kết hợp cùng 20g phần thịt của đồng giã nát, pha với 30ml nước, sau đó vắt lấy nước cốt. Cho ½ muỗng muối uống ngày 3 lần trong 5 ngày.
- Đau đầu, giảm sốt: 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm lá chanh, 1 nắm sả, sắc lấy nước uống và xông hơi.
- Làm lành vết thương, tan máu bầm: rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím.
- Chữa ho viêm khí quản: 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ, ăn ngày 3 lần, 1 lần 3 bữa.
- Trị đau lưng: dùng lá, cành non nghiền nát, sao cùng ít rượu đắp lên chỗ đau khoảng 15-20 phút.
- Trị viêm họng, mũi, ho: lá cúc, cỏ xước, hoa cứt lợn đun sôi uống thay nước lọc mỗi ngày, có thể cho thêm lá diếp cá.
- Chữa hen suyễn: dùng 1 bó giã nát, lấy nước cốt và uống liên tục trong 100 ngày.
- Chữa bệnh trĩ: lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, mỗi thứ một nắm trộn thêm 1 vài lát nghệ rồi đem rửa sạch và đun với nước đến khi thu được hỗn hợp cô đặc. Xông hậu môn 15 phút, sau đó xông trực tiếp thêm 15 phút nữa khi nước còn ấm.
Bài thuốc dân gian sử dụng để trị bệnh này thì không thể sử dụng một mình. Thông thường cây cúc tần chữa bệnh trĩ được kết hợp cùng với lá lốt, nghệ tươi hoặc ngải cứu mới phát huy được hiệu quả.
- Chuẩn bị lá cây cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung và nghệ vàng.
- Sử dụng mỗi thứ 1 nắm rửa sạch sẽ, nấu lấy nước, nước sôi tắt bếp.
- Dùng xông hậu môn khoảng 15 phút, sau đó tiếp tục ngâm trực tiếp 15 phút nữa, lau khô bằng khăn mềm.
- Dùng 2-3 lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất, sau 2 tháng bệnh sẽ khỏi hẳn, các khóm trĩ sẽ teo lại.
Bệnh nhân lưu ý là để bệnh nhanh hết như mong muốn cần kiền trì và áp dụng đều đặn, ít nhất là 2 tháng và có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm trái cây và các món ăn tốt cho đường ruột để tăng sức đề kháng và hỗ trợ cho việc điều trị bệnh dứt điểm.
Bên cạnh công dụng cho bệnh trĩ, cây cúc tần chữa ho, nhức đầu cảm sốt rất tốt kèm theo trị các triệu chứng đau đầu do căng thẳng suy nghĩ nhiều, viêm phế quản…Dưới đây là công thức chi tiết bạn có thể tham khảo để áp dụng để thấy rõ tác dụng của cây cúc tần.
- Ho do viêm phế quản: để trị khỏi ho viêm phế quản, người ta kết hợp 20g cúc tần già băm nhỏ với 3g gừng tươi cắt nhỏ, thêm 2 nắm gạo và 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn để nấu cháo. Dùng 3 lần trong 1 ngày, ăn trong 3 ngày sẽ giảm hẳn ho.
- Chữa nhức đầu cảm sốt: bao gồm 18g lá cúc tần, 9g lá sẻ và 9g lá chanh mang sắc thuốc lấy nước cốt để uống khi nóng và phần bã thì cho thêm nước vào để xông giải cảm. Lá hương nhu và lá bàng cũng có thể dùng để nấu chung với lá cúc tần để tăng kết quả chữa trị.
- Trị căng thẳng do stress: 50g cúc tần, 100g đu đủ vừa chín tới, 50g hoa cúc trắng (xé nhỏ), 100g óc lợn. Cho 1 lít nước cùng cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào nồi đun sôi. Sau đó thêm óc lợn vào đun 20 phút nữa cho nhừ là ăn được. Cách dùng là ăn nóng trước bữa cơm, ăn liền 1 tuần và khoảng 2 lần/ngày sẽ trị dứt điểm căng thẳng.
Thực vật này còn có một tác dụng khác được dân gian truyền miệng là cây cúc tần trị sỏi thận rất hay. Bài thước nam này dùng 1 mình thì lại không mang hiệu quả cao bằng kết hợp với các thảo dược khác. Có 2 công thức trị bệnh sỏi thận tùy vào thể trạng từng người mà có thể áp dụng cho phù hợp.
Công thức 1: dành cho người kèm theo triệu chứng đau lưng, đi tiểu buốt kèm ra máu.
- Cách dùng 20g lá cây cúc tần khô, 1,5g hoạt thạch tán bột mịn, 10g rau ngổ khô.
- Rau ngổ khô và lá cúc tần rửa sạch cũng như phơi âm can.
- Cho tất cả lá cây cúc tần, hoạt thạch tán, rau ngổ khô cùng với 2,5 lít nước vào nồi, đun nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 2 lít nước thì tắt bếp.
- Uống trong ngày, không dùng lại vào hôm sau. Mỗi ngày sắc uống mới và đều đặn một tháng sẽ thấy rõ công hiệu của bài thuốc này mang lại như hết tiểu buốt và tiểu ra máu, khỏi đau lưng.
Công thức 2: dành cho người có triệu chứng đau lưng, tiểu ra máu, cộng thêm sưng phù bụng và háng, bìu tinh hoàn, lưng.
- 20g lá cây cúc tần khô, 10g rau ngổ khô, 1,5g hoạt thạch tán bột mịn, 10g sanh địa, 10g trạch tả, 10g chó đẻ và 10g huỳnh kỳ.
- Tất cả đem rửa sạch, phơi khô.
- Sắc nước uống với 2,5 lít nước và đun lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 2/3 nồi thì tắt bếp.
- Uống mỗi ngày và trong vòng 1 tháng, không dùng lại nước cũ của hôm trước.
Cũng có 2 cách cho người bệnh tham khảo về cây cúc tần chữa đau lưng được nhiều người thử và đã thành công.
Cách 1: dùng một nắm lá cúc tần bao gồm cả cành non, rửa sạch và giã nát. Sau đó trộn thêm với một ít rượu trắng, sao nóng và đắp lên vùng đau, thực hiện nhiều lần trong vài tuần cho đến khi thấy hết hẳn thì ngừng.
Cách 2: Dùng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống, để thuốc công hiệu triệt để nên kết hợp với các loại thuốc nam khác như 20g rễ bưởi bung, 20g rễ trinh nữ, 10g cam thảo dây, 10g đinh lăng, cho tất cả vào nồi nước khoảng 2-3 lít, nấu cho sắc lại còn 2 lít và uống mỗi ngày. Áp dụng liên tục 5-7 ngày để thuốc phát huy hết tác dụng.
Nhìn chung, tác dụng của cây cúc tần chỉ phát huy hết công suất khi người bệnh chịu khó sử dụng đúng, đủ, thường xuyên và đều đặn. Bên cạnh đó để rút ngắn thời gian ủ bệnh cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do các biến chứng nếu bệnh kéo dài thì các bệnh nhân cần thực hiện theo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và giữ một tinh thần lạc quan, thư thái trong suốt quá trình đều trị bệnh vì có một câu nói rất chuẩn trong dân gian mà có lẽ ai cũng biết: “ Một nụ cười bằng mời than thuốc bổ”. Bằng chứng là có rất nhiều bệnh nhân đã tan sỏi mà không cần trải qua phẫu thuật hay can thiệp nào. Liều thuốc thần kỳ nhất vẫn là một tinh thần tốt.