Cá đặc biệt bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cách lựa chọn cá ra sao, ăn những loại cá nào và những bộ phận nào của cá để tránh thủy ngân thì mọi người cần chú ý.
Hầu hết các loại cá đều chứa thủy ngân?
Thuỷ ngân có trong tự nhiên, như do núi lửa phun, cháy rừng. Hoặc do con người gây ra ô nhiễm thuỷ ngân như các hoạt động công nghiệp, nhiều nhất là từ các nhà máy nhiệt điện, luyện sắt thép (đốt than) chiếm (65%), khai thác vàng (11%), xi măng, pin, đèn huỳnh quang… đều thải thuỷ ngân ra không khí, ao hồ, sông biển…
Thuỷ ngân có thể ở dạng kim loại (Hg), hoặc kết hợp với các nguyên tố khác ở dạng muối vô cơ, hoặc muối hữu cơ với mức độ độc hại khác nhau.
Cho dù thuỷ ngân ở dạng kim loại, dạng muối vô cơ hay hữu cơ, khi đã đi vào nguồn nước, phần lớn đều bị các vi sinh vật chuyển hoá thành methyl thuỷ ngân. Methyl thuỷ ngân là dạng độc hại nhất của thuỷ ngân.
Thực chất, không phải loại cá nào cũng chứa thủy ngân, đặc biệt, dư lượng thủy ngân không hoàn toàn đáng sợ như chúng ta vẫn tưởng. Một số loại cá nuôi hoàn toàn không có thủy ngân giúp mang lại những lợi ích tốt cho >sức khỏe. Hàng năm hệ thống kiểm tra nhà nước lấy mẫu nước, thủy sản nuôi trồng tự nhiên cũng không có dư lượng thủy ngân gây hại cho chúng ta.
Có thể kể tên ở trong nước, các loại cá lóc, cá rô, cá tra, cá hú,… là các loại cá nước ngọt, nhiễm thủy ngân không đáng kể. Ngoài ra cá nục, cá mú, cá thu, cá ngừ,.. của ta là loại cá biển gần bờ, cá nước mặt, nhiễm thủy ngân không nhiều.
Khi ăn, chúng ta nên hạn chế một số bộ phận sau đây vì có thể chứa thủy ngân
Ăn mật cá
Thói quen của cánh mày râu là uống rượu với mật cá để tăng khí phách nam giới. Trong một số phương thuốc dân gian người ta cho rằng khi bạn ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Nhiều người còn cho rằng thuốc đắng giã tật, khi bạn ăn mật cá đắng sẽ khỏi được nhiều bệnh.
Nhưng trên thực tế thì các nhà nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Khi bạn ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
Ăn da cá
Da cá rất ngon nhất là với những món cá rán thì phần da luôn được chiến giòn tan vô cùng hấp dẫn. Khi xếp món cán rán lên bàn ăn thì chắc chắn ai cung mê nhất là vùng da của cá. Nhưng ít ai biết phần da cá này là nơi chứa rất nhiều chất độc.
Đặc biệt là với những chú cá sống ở vùng nước sâu thì da chính là thành phần thường dễ nhiễm độc tố như thủy ngân, vi khuẩn, khí sinh trùng cũng hay bám vào da cá để sống nhờ. Chính vì vậy, khi bạn ăn nhiều da cá dễ bị nhiễm bệnh.
Ruột cá
Ruột cá là bộ phần chứa nhiều chất béo, khi ăn khá ngậy và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với những chú cá nuôi thì ruột cá chính là nơi chứa nhiều chất tăng trọng, và cũng chứa nhiều hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn nhiều ruột cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: da cá, trứng cá, ruột cá….
Chính vì vậy, khi bạn ăn cá tốt nhất nên loại bỏ phần ruột cá này đi để bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi vậy, bạn đừng bao giờ ăn quá nhiều ruột cá kẻo dễ gây béo phì tăng cân ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, ruột cá chứa nhiều độc tố dễ gây nhiều bệnh cho con người nếu ăn quá nhiều.
Trẻ có thể ăn loại cá nào?
Năm 2004, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency - EPA) công bố một khuyến cáo chung về thủy ngân trong cá. Trong đó, họ xác định được bốn loại cá mà trẻ nhỏ (và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ) không nên ăn vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao: Cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Các chuyên gia và các nhóm nghiên cứu khác cũng muốn mở rộng thêm danh sách này. Giáo sư Santerre khuyến cáo rằng trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 6 không nên ăn cá ngừ tươi hoặc đông lạnh, cá vược, cá ngừ (bluefish), cá chẽm Chile, cá vàng (Golden snapper), cá cờ, cá Orange roughy, cá cam (amberjack), cá Crevalle jack, cá thu Tây Ban Nha từ Vịnh Mexico, và cá Walleye từ Ngũ Đại Hồ (Great Lakes). Không có khuyến nghị nào dành cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Danh sách các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp:
- Cá hồi
- Cá hồi vân
- Cá mòi
- Cá cơm
- Cá trích
- Cá tuyết
- Cá minh thái
- Động vật có vỏ, chẳng hạn như tôm hoặc sò điệp
Mức độ thủy ngân trong cá và động vật có vỏ phụ thuộc vào nguồn thức ăn của cá, thời gian chúng sống và mức độ thủy ngân cao của chúng trong chuỗi thức ăn. Cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể có lượng thủy ngân gấp 10 đến 20 lần so với những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.
Cách ngăn ngừa nhiễm độc thủy ngân từ cá
Chọn cá nhỏ, có nguồn gốc bền vững giúp đảm bảo lượng axit béo omega-3 cao hơn và lượng thủy ngân thấp hơn. Các lựa chọn tuyệt vời bao gồm cá hồi (tốt nhất là Alaska hoang dã hoặc đóng hộp trong bao bì không chứa BPA), cá hồi vân, cá mòi, cá trích, cá hồi chấm hồng và cá thu Bắc Mỹ.
Hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai và hoặc đang cho con bú nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá thu vua và cá ngừ mắt to.
Nếu bạn ghi nhớ tất cả những điều này và không ăn quá nhiều cá có hàm lượng thủy ngân cao, bạn sẽ không bị ngộ độc thủy ngân.