Bị bệnh thủy đậu tắm lá trầu không là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn sẽ biết về cách thực hiện cũng như tính hiệu quả của phương pháp.
Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa thủy đậu hiện nay là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Vậy bị thủy đậu tắm lá trầu không có thực sự hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào và những lưu ý khi tắm lá trầu không là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về những vấn đề này.
Thủy đậu là một bệnh lý do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây thông qua đờm dãi, nước bọt, nước mũi… Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh này thì sẽ rất dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, còi xương, suy >dinh dưỡng, hoại tử, loét giác mạc, viêm màng não vô khuẩn,…
Bệnh thủy đậu có bốn giai đoạn:
Như vậy, tùy vào cơ địa mà bệnh sẽ mất 7 – 21 ngày để xuất hiện triệu chứng, 7 – 10 ngày toàn phát và khỏi bệnh. Cũng có trường hợp người miễn dịch yếu thì bệnh kéo dài đến 21 ngày mới khỏi.
Câu trả lời là có, nhưng nên tắm nhanh, sạch sẽ và kì cọ thật nhẹ nhàng để tránh các nốt thủy đậu bị vỡ. Bạn cũng lưu ý rằng hãy luôn để móng tay ngắn, tuyệt đối không gãi ngứa để làm vết thương lở loét, để lại sẹo cả đời.
Khi bị thủy đậu, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để khám bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng cách tắm các loại lá cây, đây cũng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến.
Theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, lá xuyên tâm liên, chân vịt, trầu không, chè xanh... có tác dụng khá tốt trong việc điều trị thủy đậu. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, cũng như dựa vào sự phổ biến của các loại lá kể trên, chúng tôi chỉ bàn về cách thực hiện và những lưu ý khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh thủy đậu.
Tắm lá trầu không khi bị thủy đậu bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Cách nấu nước tắm lá trầu không
Tắm lá trầu không khi bị thủy đậu cần lưu ý những gì?
Trên thực tế, lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loại vi trùng như trực trùng Coli, tụ cầu,… Loại lá này còn hỗ trợ chữa trị mụn nhọt, viêm loét da nhờ thành phần kháng khuẩn cực mạnh. Với những bệnh ngứa da khác thì lá trầu không có tác dụng giảm viêm nhiễm da. Nhưng lá trầu không lại không có tác dụng tiêu diệt vi-rút gây bệnh thủy đậu, cho nên dù dùng bất kỳ phương pháp nào cũng không mang lại tác dụng trị bệnh như mong đợi. Thay vào đó, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để có liệu trình điều trị phù hợp.
Trước khi cho người bị thủy đậu tắm lá trầu không, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, vì có trường hợp sử dụng lá trầu không chữa thủy đậu có thể gây phản tác dụng, khiến bệnh tồi tệ hơn.
Trên đây là bài viết về cách tắm lá trầu không khi bị thủy đậu, cũng như các lưu ý dành cho người bị thủy đậu tắm lá trầu không. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tắm và kết hợp với các chỉ dẫn để mang lại hiệu quả chữa bệnh.