Rất nhiều người khi mới bị thủy đầu đều rất lo lắng khi thấy thủy đậu mọc trên đầu. Vậy thủy đậu mọc trên đầu có nguy hiểm không?

Cúc Nguyễn 20:53 01/02/2020

Nhiều bạn thấy lo lắng khi bị thủy đậu “ghé thăm” và còn cảm thấy hoang mang hơn nữa khi thấy thủy đậu mọc trên đầu. Vậy hiện tượng thủy đậu mọc trên đầu có phải là hiện tượng nguy hiểm? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là một bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao, bị gây ra bởi virus varicella zoster (VZV). Người bệnh nổi mụn nước nhỏ, ngứa và sau đó đóng vảy. Mụn thường bắt đầu mọc ở ngực, lưng, mặt, sau đó lan khắp cơ thể. Các triệu chứng đi kèm có thể là sốt, mệt mỏi và đau đầu. Thời gian kéo dài bệnh từ 5 đến 7 ngày. Thủy đậu có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và nhiễm trùng da. Bệnh ở người lớn sẽ nghiêm trọng hơn ở trẻ em. Sau khi tiếp xúc với virus từ 10 đến 21 ngày, người nhiễm virus bắt đầu phát bệnh.

Virus varicella zoster gây ra bệnh thủy đậu ở người - Ảnh minh họa: Internet 

Triệu chứng của >bệnh thủy đậu

Mới bắt đầu bị thủy đậu, người bệnh xuất hiện một số mụn nước nhỏ trên đầu và trên người. Trong vòng 24 giờ, bệnh diễn tiến qua 5 giai đoạn tiếp theo:

  1. Những vết sưng nhỏ màu đỏ xuất hiện trên da
  2. Mụn nước xuất hiện trên da (nhìn da rất mỏng và có nước bên trong)
  3. Mụn nước trở nên đục
  4. Vỡ mụn nước
  5. Mụn khô lại thành lớp vỏ màu nâu
Mụn nước trên da khi bị thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Khi mới phát bệnh, thuỷ đậu mọc trên da đầu và lưng, sau đó lan ra khắp cơ thể. Mụn mới sẽ liên tiếp mọc lên trong thời gian từ 4 đến 5 ngày. Do đó, trong thời gian này người bệnh sẽ gặp cả 5 giai đoạn bệnh cùng một lúc ở các vùng khác nhau của cơ thể. Khi quan sát ta sẽ thấy thường mụn ở chỗ này đã khô (giai đoạn 5) nhưng mụn ở chỗ khác lại mới ở giai đoạn mọng nước (giai đoạn 2). Mụn có thể mọc ở miệng, trên mí mắt và bộ phận sinh dục. Mụn càng mọc nhiều thì người bệnh sốt càng cao.

Người bệnh sẽ bị sốt khi thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Nếu trước đó từ 10 đến 21 ngày có tiếp xúc với nguồn mang virus thì sẽ bắt đầu phát bệnh. Những người bị thủy đậu, có thể sẽ bị zona thần kinh sau thời gian rất dài từ 5 đến 10 năm.

Thủy đậu có mọc trên đầu không?

Các chuyên gia cho biết việc thủy đậu mọc trên đầu là hiện tượng bình thường. Do đó,  các bạn không cần quá lo lắng khi thấy thuỷ đậu nổi nhiều trên đầu. Dù mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, diễn biến của bệnh cũng đều trải qua các giai đoạn giống nhau.

Thủy đậu mọc trên đầu là hiện tượng bình thường khi bị thủy đậu – Ảnh minh họa: Internet

Phòng bệnh thủy đậu bằng cách nào?

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

  • Ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật bằng cách cách ly những người bị bệnh. Bệnh lây qua đường hô hấp do virus lây lan trong không khí, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong thời gian 3 ngày trước khi phát ban và 4 ngày sau khi phát ban.
  • Khử trùng bằng thuốc tẩy clo ở khu vực có bệnh nhân thủy đậu.

Tiêm Vắc-xin

  • Hiện nay, tại các trung tâm y tế dự phòng hoặc phòng khám tiêm trùng vắc-xin đều có vắc-xin thủy đậu. Thường vắc-xin thủy đậu sẽ được tích hợp cùng với vắc-xin quai bị và vắc-xin rubella. 
  • Các chuyên gia khuyến nghị nên tiêm trước 6 tuổi và nhắc lại một mũi sau 5 năm.
  • Nếu gia đình có người bị, tiêm vắc-xin cho những thành viên còn lại trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và mức độ nguy hiểm.
Tiêm Vắc xin là cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa trị bệnh thủy đậu

  • Yêu cầu người bệnh ở trong nhà để tránh các nốt mụn bị bội nhiễm.
  • Cắt móng tay hoặc đeo găng tay để tránh gãi mụn dẫn đến viêm da.
  • Dùng kem có chứa oxit kẽm để bôi lên nốt mụn hoặc sử dụng aciclovir.
  • Nếu bệnh nhân sốt cao, dùng thuốc hạ sốt (nhưng tuyệt đối không được dùng aspirin).
  • Vệ sinh da hàng ngày để tránh bội nhiễm.
  • Dùng thuốc chống siêu vi (do bác sĩ chỉ định). Nhưng không áp dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Bôi kem giúp mụn thủy đậu nhanh khô – Ảnh minh họa: Internet

Khi nào cần đến các cơ sở y tế để điều trị?

Nếu người bệnh thủy đậu có thêm các triệu chứng sau, không được chậm trễ, cần đi khám ngay lập tức:

  • Da có màu đỏ tươi hoặc có nhiều nốt đỏ trên da
  • Có cảm giác sưng đau, hoặc mặt bị sưng và rất đau
  • Có thêm những nốt phát ban không phải phát ban thủy đậu
  • Đi không vững
  • Khó thở
  • Trong nốt mụn nước thủy đậu có máu
  • Sốt cao trên 39 ° C
  • Xảy ra với trẻ em dưới 1 tháng tuổi
  • Có hiện tượng nôn 3 lần/ngày
  • Đau mắt hoặc chớp mắt liên tục
  • Có dùng thuốc có steroid trong thời gian 2 tuần
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm, ví dụ bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm, HIV, ung thư, ghép tạng, v.v.
  • Có bệnh da mãn tính
  • Có bệnh phổi mãn tính
  • Nhìn người bệnh có hành động hoặc hình dạng rất ốm yếu,...

Qua những thông tin được cung cấp ở trên, ta có thể thấy bệnh nhân thủy đậu cần được chăm sóc cẩn thận trong quá trình phát bệnh để tránh nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các bạn không cần quá quan ngại nếu thủy đậu mọc trên đầu, chỉ cần thực hiện đúng theo những hướng dẫn được chia sẻ trên đây thì các triệu chứng sẽ giảm nhẹ và nhanh chóng biến mất.  

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe