Mộng tinh là một hiện tượng sinh lý ở nam giới, tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài có phải là biểu hiện của yếu sinh lý không?
Thường xuyên >mộng tinh có phải> yếu sinh lý?
Bác sĩ Lê Duy Thảo - Khoa Nam học, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cho biết, mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ẩm ướt” là tình trạng xuất tinh khi đang ngủ và thường vào ban đêm, không có bất kì động tác quan hệ nam nữ và vẫn thấy khoái cảm cực độ.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thảo đây là sinh lý bình thường của người đàn ông, không gây hại >sức khỏe và sẽ dần biến mất.
Vị bác sĩ cho hay, mộng tinh chủ yếu xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên, trong khoảng 9 đến 19 tuổi, đánh dấu sự trưởng thành về sinh sản của một người đàn ông. Mộng tinh có thể gặp ở nam giới trưởng thành nhưng đã lâu không có quan hệ tình dục hay thủ dâm, giúp giải phóng bớt lượng tinh trùng được sản xuất trong cơ thể ra ngoài.
Mộng tinh cũng có thể gặp ở những trường hợp có kích thích trước và trong khi ngủ như xem phim "người lớn". Nam giới suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh hoặc lạm dụng rượu bia chất kích thích cũng có thể bị mộng tinh.
Hiện tượng này xuất hiện một đến hai lần một tháng và sẽ dần biến mất khi trưởng thành hoặc sinh hoạt tình dục đều đặn.
Tuy nhiên, mộng tinh quá nhiều lần trong ngày hoặc tần suất dày có thể gây thiếu hụt >dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi do tinh trùng bị xuất ra ngoài quá nhiều. Điều này khiến tinh hoàn không có đủ thời gian để kịp sản xuất, có thể khiến tinh trùng bị yếu hơn và số lượng cũng sẽ ít đi.
Bên cạnh đó, mộng tinh quá nhiều mà không điều trị có thể dẫn đến rối loạn chức năng xuất tinh như xuất tinh sớm, chậm hay rối loạn cương dương.
Cách khắc phục tình trạng thường xuyên mộng tinh
Mặc dù rất nhiều nam giới bị mộng tinh và chúng đem lại cho họ khoái cảm, giúp họ phấn chấn hơn. Tuy nhiên, nếu mộng tinh xuất hiện nhiều lần khiến cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất an thì có thể khắc phục bằng cách:
- Hạn chế xem tranh ảnh khiêu dâm, hạn chế kích thích tình dục để không làm tâm trí bị ám ảnh và gặp phải giấc mơ “ân ái”.
- Tránh tình trạng căng thẳng quá mức, stress kéo dài.
- Dành thời gian để làm việc hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng thay vì nghĩ đến “chuyện ấy”.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường >luyện tập thể dục thể thao,…
"Nếu tình trạng mộng tinh vẫn không giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý thì cần đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời", bác sĩ Thảo khuyến cáo.