Thực tế, việc sử dụng test nhanh để test covid mang tính tương đối. Chúng ta không cần phải test liên tục nhưng cũng không nên chủ quan khi giảm dấu hiệu.
Nhiều người đặt câu hỏi, sau khi mắc Covid-19, tần suất tự xét nghiệm bằng test nhanh như thế nào và liệu có cần test liên tục trong quãng thời gian theo dõi hay không?
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC), vào ngày thứ 5 sau khi mắc Covid, nếu muốn, chúng ta có thể test nhanh. Đây được xem là khoảng thời gian phát hiện bệnh chính xác nhất. Sau 5 ngày triệu chứng đã thuyên giảm, người bệnh có thể giảm cách ly, đeo khẩu trang và ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời gian cách ly vẫn ưu tiên từ 10 ngày, nhất là khi triệu chứng không thuyên giảm.
Đặc biệt hơn, chúng ta không cần phải test thường xuyên. Khi có dấu hiệu hoàn toàn hết sốt, bạn hãy nên test nhanh.
Theo các nghiên cứu cũng chỉ rõ, chúng ta thường phát hiện mắc covid trước khi bệnh khởi phát, và kéo dài thêm 2 tuần. Do đó, sau thời gian này, chúng ta có thể test thấy dương tính.
Trường hợp, người test càng nhiều và không cụ thể khung thời gian theo dõi có thể thấy dương tính nhiều lần với test nhanh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, sau 9 ngày kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng, người bệnh sẽ không còn nguy cơ lây nhiễm, cụ thể, sau 8 ngày kể từ thời điểm khởi phát bệnh chúng ta có thể ‘nằm trong vùng an toàn’.
Nên làm gì để phòng tránh tái nhiễm Covid-19
Các chuyên gia liên tục khuyến cáo người dân dù đã khỏi hẳn bệnh không nên chủ quan vì âm tính không đồng nghĩa với miễn dịch mãi mãi. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân tái nhiễm trở lại với Covid-19. Không chỉ 1 - 2 lần mà đôi khi lên đến 3 lần. Với các biến chủng khó lường, người chưa tiêm vaccine, người cao tuổi, người >sức khỏe yếu, người có bệnh nền chiếm nguy cơ bệnh cao. Bạn nên làm gì để phòng tránh nhiễm và tái nhiễm, đặc biệt với phụ nữ mang thai?
- Đeo khẩu trang để tối ưu ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Mọi người nên lưu ý mang khẩu trang đúng cách, che kín mũi, miệng, chọn loại vừa với mặt, quan trọng là bắt buộc đeo khi đến nơi công cộng hay chăm sóc F0 khác.
- Chủ động giữ khoảng cách với những người khác bởi không loại trừ khả năng vô tình tiếp xúc với F0 đang mang biến chủng mới
- Rửa tay thường xuyên phòng chống lây bệnh: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây, sử dụng các loại nước rửa tay khô 60% cồn trước khi ăn, trước khi chạm vào mặt; sau khi sử dụng nhà vệ sinh hay rời khỏi nơi công cộng; sau khi ho, hắt hơi, sau khi chạm vào động vật hay thú cưng… là cách bảo vệ cơ thể tốt nhất.
- Vệ sinh, làm sạch vòm họng là một trong những giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm.
- Thai phụ tiêm vaccine đầy đủ: Các mũi tiêm vaccine cần thiết được khuyên dùng trong thai kỳ để bảo vệ thai phụ và thai nhi. Đồng thời, gia đình cũng nên tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và thai phụ. Nếu có dấu hiệu bị căng thẳng, lo lắng, nên liên hệ bác sĩ ngay.