Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn làm giảm khả năng tập trung, hiệu suất học tập và làm việc và gây ra bệnh tật. Vậy chúng ta cần làm gì để cải thiện tình trạng mất ngủ?
>Giấc ngủ là điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Để có một cuộc sống lành mạnh năng động và phòng ngừa được bệnh tật thì cần phải đảm bảo có được một giấc ngủ chất lượng nhưng cuộc sống của người hiện đại ngày nay họ càng thức khuya, thời gian ngủ trung bình của người Nhật so với 50 năm về trước được cho là đã rút ngắn khoảng 1 tiếng.
Tình trạng thiếu ngủ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta. Khi thức khuya ngày hôm sau đầu bạn có thể không được tỉnh táo dẫn đến sự chú ý bị phân tán, giảm khả năng tập trung và hiệu quả công việc cũng giảm theo.
Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn như thế trong vài tháng thì khả năng tập trung, chú ý, trí nhớ và sức sống của bạn sẽ ngày càng giảm sút và xuất hiện các triệu chứng như lo lắng, cáu gắt, mất tự tin, mệt mỏi và luôn trong tình trạng căng thẳng.
Trong các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng thiếu ngủ gây ra các bệnh liên quan đến lối sống. Đầu tiên những người hay thức khuya dậy sớm thường dẫn đến bệnh cao huyết áp vì thần kinh giao cảm luôn ở trạng thái căng thẳng do huyết áp trong cơ thể luôn ở mức cao. Thứ hai, thiếu ngủ được biết là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường vì nó làm suy giảm chức năng tiết hormone insulin vốn là chất kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, thiếu ngủ cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh béo phì vì bị ảnh hưởng của các hormone trong cơ thể, các hormone này điều chỉnh sự thèm ăn và làm tăng cảm giác thèm ăn.
Tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì là một trong những nguy cơ gây xơ cứng động mạch, thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau lòng ngực và nhồi máu cơ tim, mắc các bệnh về mạch máu như xuất huyết não và đột quỵ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là bệnh lý mà nhịp thở ngừng nhiều lần trong khi ngủ, nguyên nhân thường là do tắc nghẽn đường hô hấp trên do béo phì, lưỡi lấn vào đường thở, nổi amidan. Nhiều người Nhật có khuôn hàm nhỏ nên đường thở dễ bị tắc nghẽn thậm chí có nhiều người bị sụt cân.
Các triệu chứng thường xuất hiện là ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày dẫn đến cản trở công việc hay xảy ra các tai nạn giao thông. Nếu không được điều trị sẽ gây ra các bệnh về tim như đau lồng ngực và nhồi máu cơ tim, và các bệnh về mạch máu như xuất huyết não và nhồi máu não.
Vì nó thường xảy ra trong khi ngủ nên bản thân bạn thường không để ý vì vậy nếu gia đình hoặc những người xung quanh nói với bạn bạn đang bị tình trạng như vậy thì nên đi khám tại các cơ sở y tế. Ngoài việc điều trị tại các cơ sở y tế cũng cần nhìn lại thói quen sinh hoạt hàng ngày như tăng lượng vận động, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo và uống một lượng rượu vừa phải.
Để giữ gìn >sức khỏe bạn cần ngủ đủ giấc. Trước hết, điều quan trọng là phải có một giấc ngủ ngon. Vậy nên cần ngủ bao nhiêu trong một ngày? Người ta thường nói thời gian ngủ lý tưởng là 8 tiếng nhưng trên thực tế, thời gian ngủ thích hợp ở mỗi người là khác nhau và điều quan trọng không phải là thời gian ngủ mà là chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ chất lượng là sau mỗi sáng thức dậy bạn cảm thấy giấc ngủ tối qua rất ngon.
Nếu chỉ số huyết áp, lượng đường trong máu, chỉ số BMI, số đo vòng eo của bạn cao hơn tiêu chuẩn trong kết quả khám sức khỏe khi đó bạn nên chú ý đến giấc ngủ của mình.
Một giấc ngủ ngon đến từ một cuộc sống lành mạnh, có tiêu chuẩn
Để có được một giấc ngủ ngon, điều quan trọng nhất là phải có nếp sinh hoạt.
Trong cơ thể chúng ta tồn tại một chiếc đồng hồ sinh học để thực hiện các hoạt động sống, khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng chiếc đồng hồ đó sẽ được thiết lập lại và điều chỉnh theo nhịp 24 giờ mỗi ngày. Nếu bạn xây dựng được nếp sống theo nhịp điệu của chiếc đồng hồ sinh học này bạn sẽ có một giấc ngủ ngon vào ban đêm một cách tự nhiên.
Với những người thường phải thức khuya thì hãy đặt thời gian thức dậy cố định vào buổi sáng để đồng hồ sinh học trong cơ thể được thiết lập.
Theo Kyoukaikenpo