Gừng có rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Nếu biết kết hợp với các nguyên liệu khác thì hiệu quả sức khỏe sẽ tăng lên gấp bội phần.
Gừng là một gia vị nấu nướng vô cùng phổ biến xung quanh chúng ta, dùng để khử mùi tanh trong nấu ăn hay làm ấm cơ thể đều vô cùng hiệu quả.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.
Thời điểm để ăn gừng, uống nước gừng tốt nhất là vào buổi sáng. Vì sao lại vậy? Là vì tính ấm của gừng, cùng tinh dầu gừng có tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ là thời điểm tuần hoàn máu của cơ thể được đẩy mạnh. Lúc này, việc tiêu thụ gừng đúng cách có thể giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, nâng cao tỷ lệ trao đổi chất, rất có lợi cho >sức khỏe tổng thể.
Ngược lại, việc dùng gừng buổi tối sẽ gây hưng phấn, khó ngủ do gừng thúc đẩy dương khí.
Gừng có rất nhiều công dụng và giá trị >dinh dưỡng cũng rất cao. Nếu biết kết hợp với các nguyên liệu khác thì hiệu quả sức khỏe sẽ tăng lên gấp bội phần.
1. Mật ong
Pha mật ong cùng nước gừng vừa có thể trung hòa vị cay, hăng của gừng, giúp mọi người dễ uống hơn. Đồng thời sự kết hợp của hai nguyên liệu này cũng có tác dụng nhuận tràng rất tốt, giúp tống độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời đẩy lùi chứng táo bón.
2. Chanh
Chanh cũng là một loại trái cây rất phổ biến trong cuộc sống. Chúng ta đều biết, chanh có tính axit tương đối cao, nếu dùng chung với gừng thì có tác dụng bài tiết chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhuận tràng rất tốt.
Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này cũng có thể giúp tăng tốc độ đốt cháy chất béo trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân.
Công thức gừng và nước chanh: Rửa sạch gừng, thái thành từng lát mỏng rồi đun với nước. Sau đó cho một chút chanh và mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
3. Mướp đắng
Mướp đắng là một thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tống độc tố và chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài.
Nếu bổ sung mướp đắng phơi khô vào nước gừng còn có tác dụng giảm cân và giảm đường huyết. Bởi trong gừng có chứa chất gingerol; còn mướp đắng có chứa charantin, vicine và một hợp chất tương tự insulin đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết.
3. Vỏ quýt
Nhiều người ăn quýt xong thường vứt bỏ vỏ. Thực tế vỏ quýt đem phơi khô, ngâm nước uống sẽ giúp bổ tỳ vị, làm ấm dạ dày, trừ lạnh, rất có lợi cho sức khỏe của cơ thể.
Nếu dùng vỏ quýt khô và gừng đun với nước sôi có thể giúp đẩy nhanh nhu động ruột, tống độc tố và chất cặn bã ra ngoài, ngăn ngừa táo bón, giảm cân.
4. Ngâm gừng với giấm
Trong Đông y, gừng được xem là một vị thuốc dân dã có tác dụng trị nhiều bệnh, nhất là bệnh liên quan đến dạ dày. Nếu đem gừng ngâm giấm sẽ đem lại tác dụng đó là điều trị các bệnh dạ dày, nhất là trào ngược dạ dày, dùng trong 3-7 ngày liên tục thì tình trạng sẽ cải thiện rõ rệt.
Cách ngâm gừng với giấm rất đơn giản, bạn chỉ cần đem gừng đi gọt vỏ, sau đó cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào lọ. Đổ giấm gạo cho đầy lọ rồi đậy nắp lại, cho vào tủ lạnh. Sau 1 ngày là có thể đem ra sử dụng.
5. Tiêu với gừng
Nếu hạt tiêu và gừng kết hợp với nhau, nó có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể và tăng tốc độ trao đổi chất. Cả hai kết hợp với nhau có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy và tiêu hao chất béo một cách hiệu quả.
Nó cũng có thể giúp tống xuất phân đen trong ruột. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa hạt tiêu và gừng được mệnh danh là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, nếu bạn muốn giảm cân thì không nên bỏ qua thức uống hay ho này.