Bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp bé trai (12 tuổi) có thói quen hằng ngày là uống nước ngọt có ga thay nước lọc.
Trong một lần kèm con làm bài tập, người mẹ phát hiện bé trai thường xuyên có biểu hiện vặn người, nghĩ rằng con không chuyên tâm làm bài nên người mẹ đã lên giọng trách mắng. Không ngờ, bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chia sẻ: "Kết quả xét nghiệm cho thấy thận và niệu quản của bệnh nhi có sỏi kích thước 1cm, bệnh nhi đã được chuyển sang khoa tiết niệu để phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể".
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cảnh báo, nếu bạn bị đau lưng thì nên đặc biệt lưu ý, khi cơn đau lan tỏa xuống dưới thì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh sỏi thận, kết hợp với tình trạng tiểu ra máu thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị. Thông thường, cơ quan đau đớn không phải thận mà là niệu quản, bởi niệu quản rất nhỏ và hẹp, nếu sỏi làm trầy xước niêm mạc niệu quản sẽ gây ra tình trạng co thắt và đau đớn cho người bệnh.
Nhận biết những >dấu hiệu sỏi thận ở trẻ em
Triệu chứng sỏi thận ở trẻ em tương tự như người trưởng thành. Ban đầu, biểu hiện có thể là cơn đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ, bé thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần tiểu tiện. Ở giai đoạn sỏi gây nhiễm trùng, phụ huynh nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau của bệnh lý:
Phù nề: Có thể nhận thấy mắt trẻ hơi sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng sưng nề có thể kéo dài, triệu chứng sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Nhiều trẻ có thể bị sưng phù toàn thân do hệ thống bài tiết không hoạt động ổn định.
Tiểu ít, khó tiểu : Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không loại thải được độc tốc và gây sưng phù. Trẻ khó bài tiết, tiểu dắt, đau bụng dưới, số lượng nước tiểu giảm đi tỷ lệ thuận với mức độ sưng phù.
Nước tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị, đây là dấu hiệu cho thấy thận hoặc đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng và cần điều trị nhanh chóng.
Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể bị đau khi đi tiểu và nước tiểu đục. Điều này khiến trẻ sợ đi tiểu và phát sinh tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết.
Mệt mỏi: Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, da xanh xao và có biểu hiện mệt mỏi.
Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi tình trạng sỏi thận đã gây tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Ngoài ra triệu chứng sỏi thận cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Phụ huynh nên chú ý phân biệt và đưa trẻ đi thăm khám sớm.