Sút cân là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh nhân ung thư, có thể biểu hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh, kể cả giai đoạn đầu.
Từ khi khám >sức khỏe bình thường đến khi bị ung thư, Tiểu Lưu, 24 tuổi chỉ mất một tháng. Tháng 4 năm nay, khi khám sức khỏe định kỳ, mọi kết quả đều bình thương nhưng Tiểu Lưu cảm thấy cơ thể không ổn bởi vì 2 tháng liền cô giảm cân rất nhiều.
Bác sĩ đã kiểm tra và ngay lập tức loại trừ các bệnh thông thường như cường giáp và tiểu đường có thể gây sụt cân. Vô tình, bác sĩ phát hiện Tiểu Lưu từng được dùng tia X để kiểm tra thực thể phổi và nhận thấy có thể có vấn đề nên đã cho Tiểu Lưu chụp CT xoắn ốc liều thấp.
Trên thực tế, hầu hết các nốt ở phổi đều lành tính, đặc biệt không có nốt nào lớn hơn 1cm, nhưng các nốt của Tiểu Lưu có đường viền và không đều nhau. Vì vậy, bác sĩ đề nghị cô nên tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, sau phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bệnh lý hậu phẫu cho thấy ung thư phổi giai đoạn đầu.
Một nghiên cứu chung của Đại học Oxford và Đại học Exeter, bao gồm tổng cộng 64.000 đối tượng, khoảng một nửa trong số họ trên 60 tuổi, đã phân tích mối liên hệ dữ liệu nghiên cứu thực hành lâm sàng và phát hiện ra rằng có tổng cộng 908 đối tượng phát triển ung thư. Trong đó ung thư phổi là phổ biến nhất, sau đó là ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản, tuyến tụy và ung thư hạch.
Phân tích sâu hơn cho thấy những đối tượng giảm cân đột ngột có nguy cơ bị ung thư cao gấp đôi so với những đối tượng không giảm cân đột ngột và gấp ba lần ở nam giới.
Sút cân là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh nhân ung thư, có thể biểu hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh, kể cả giai đoạn đầu. Nguyên nhân khiến cơ thể sút cân có thể liên quan đến việc khối u phát triển cần tiêu thụ nhiều chất >dinh dưỡng, nó cũng liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng do chất chống ung thư.
Khi khối u tiến triển, khả năng sụt cân cũng sẽ tăng lên, vì vậy tình trạng sụt cân thường gặp nhất ở những bệnh nhân giai đoạn nặng.
Ngày càng có nhiều người bắt đầu chú ý đến việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nhưng cũng có một số người khi đi khám sức khỏe rõ ràng các chỉ số cơ thể bình thường, nhưng bỗng một ngày bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Trên thực tế, hầu hết các cuộc khám sức khỏe định kỳ đều không thể phát hiện ra ung thư. Các hạng mục chính của kiểm tra sức khỏe là huyết áp, xét nghiệm máu, sinh hóa, chức năng gan thận,… Các mục này chủ yếu nhằm vào tim mạch và mạch máu não, bệnh gan mãn tính, tiểu đường ,… Kể cả khi khám X-quang phổi và khối u.
Nhìn từ khía cạnh phát triển của bệnh ung thư không phải là hình thành trong ngày một ngày hai, trong quá trình phát triển của nó sẽ có một số dấu hiệu trên cơ thể nhưng nhiều người bệnh không chú ý đúng mức và dễ dàng bỏ qua. Đối với nhóm nguy cơ cao, khi cơ thể có những biểu hiện bất thường này, dù bệnh án có vấn đề gì thì cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm.
Ho
Ho có liên quan đến cảm lạnh hoặc viêm phế quản. Nhưng trên thực tế, ung thư hạch, ung thư phổi,… cũng có thể có triệu chứng ho mãn tính. Chỉ là ho là một triệu chứng quá phổ biến và thường bị người bệnh bỏ qua. Khi ho kéo dài trên 3 tuần, kèm theo đờm lẫn máu, tức ngực,… cần phải chú ý hơn.
Khó nuốt
Triệu chứng khó nuốt có thể là viêm họng do cảm lạnh,… nhưng nếu loại trừ là do cảm, lâu lâu có cảm giác khó nuốt cần đề phòng khả năng mắc phải ung thư thực quản.
Một cục u ở cổ
Ung thư hạch và ung thư tuyến giáp thường có cổ “to”, khi tình trạng bệnh thay đổi, cổ sẽ có áp lực rõ rệt và giọng nói sẽ trở nên khàn. Tuy nhiên, bệnh nhân cường giáp cũng có những biểu hiện tương tự, nhưng dù là bệnh nào đi chăng nữa thì một khi phát hiện có khối u ở cổ, bạn nên đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
Chảy máu
Nếu nước tiểu hoặc phân xuất hiện máu, hãy cảnh giác xem có phải do khối u trong ruột gây ra hay không.
Vàng da
Vàng da là một trong những biểu hiện điển hình của các bệnh về hệ thống mật, khi khối u trong hệ thống mật xuất hiện và sự tiết mật bất thường có thể gây khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn và khối u chèn ép thêm dẫn đến vàng da, viêm túi mật và thậm chí là cổ trướng.
Đau
Theo thống kê, khoảng 75% bệnh nhân ung thư có thể bị đau với nhiều mức độ khác nhau ở các giai đoạn bệnh. 70% bệnh nhân ở giai đoạn nặng có biểu hiện đau. Nguyên nhân gây đau do ung thư phức tạp hơn, bao gồm sự xâm lấn trực tiếp của khối u và nguyên nhân do khối u gián tiếp. Khi xuất hiện những cơn đau không rõ nguyên nhân và ngày càng đau dữ dội hơn thì cần hết sức lưu ý.
Ý thức được việc khám sức khỏe là một điều tốt, nhưng cấu tạo của cơ thể con người rất phức tạp, khám sức khỏe thông thường không thể bao quát hết được. Đối với những người trên 40 tuổi, ngoài việc chú ý khám sức khỏe tổng quát, cũng cần lựa chọn tầm soát ung thư có mục tiêu để đảm bảo phát hiện sớm ung thư và cắt đứt con đường phát triển của bệnh.