Nhờ vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển cộng với chế độ ăn uống và chế độ luyện tập thích hợp, tuổi thọ con người ngày càng cao. Nhưng tuổi thọ ở nam và nữ lại có sự chênh lệch khá cao ngay cả ở Nhật nước có tuổi thọ cao nhất cũng thế.
Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Theo điều tra của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi ở nước này năm 2020, tuổi thọ trung bình ở nữ giới là 87,74 tuổi cao nhất thế giới. Nam giới ở mức 81,64 tuổi, tuổi thọ cao thứ hai trên thế giới nhưng sự chênh lệch về tuổi thọ giữa nam và nữ là khoảng 6 tuổi.
Trên thực tế không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới phụ nữ luôn có mức tuổi thọ cao hơn nam giới. Theo Thống kê Y tế Thế giới năm 2021 do WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) công bố, tuổi thọ trung bình thay đổi tùy theo độ tuổi nhưng tất cả phụ nữ đều có tuổi thọ cao hơn bất kể ở các nước phát triển hay đang phát triển.
Tuổi thọ nữ giới cao hơn nam giới không phải mới đây, theo các tài liệu từ năm 1891 đến năm 1898 (thời đại Minh Trị thứ năm thứ 24 đến năm thứ 31), tuổi thọ ở nam giới là 42,8 tuổi và ở nữ giới là 44,3 tuổi.
Phụ nữ có tuổi thọ cao đồng nghĩa với việc ít bệnh tật nó còn tùy thuộc vào căn bệnh nào dễ mắc ở nam, căn bệnh nào dễ mắc ở nữ. Ngoài những bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục, bệnh gút là căn bệnh điển hình dễ mắc phải ở nam giới, còn bệnh loãng xương là căn bệnh điển hình dễ mắc phải ở nữ giới. Ung thư, tim mạch (nhồi máu cơ tim và hẹp van tim) và viêm phổi là ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nhật Bản mà những căn bệnh này xảy ra ở nam giới ngày càng cao còn ở nữ giới rất khó mắc các bệnh này. Đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ có tuổi thọ cao hơn.
Ngoài loãng xương, bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) và bệnh khớp là những căn bệnh phụ nữ dễ mắc phải nhưng thường xảy ra ở tuổi già nên tuổi thọ ở nữ giới sẽ được kéo dài ra (họ có thể sống độc lập mà không ảnh hưởng đến lối sinh hoạt hàng ngày, theo thống kê năm 2016, trung bình phụ nữ có thể sống độc lập ở độ tuổi 74,79 tuổi).
Việc nữ giới ít bệnh tật và có tuổi thọ cao hơn nam giới cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn.
Các bệnh phổ biến hơn ở nam giới
Bệnh gút, ung thư dạ dày, nhồi máu cơ tim, hẹp van tim, viêm phổi, viêm gan do rượu, sỏi,…
Các bệnh phổ biến hơn ở nữ giới
Loãng xương, bệnh Alzheimer, bệnh khớp, mỡ trong máu, nhiễm nấm Candida, viêm bàng quang, viêm tuyến giáp,…
Về lí do tuổi thọ ở nữ giới cao hơn nam giới, dưới đây là một số quan điểm mà nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra về những lí do khiến tuổi thọ nữ giới cao hơn nam giới đồng thời đưa ra những lời khuyên cần làm dành cho nam giới để cải thiện >sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Nội tiết tố nữ estrogen có chức năng làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol có hại trong máu, đây được cho là nguyên nhân khiến phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh ít mắc bệnh tim hơn. Ngoài ra, nội tiết tố Adiponectin (hoocmon protein) tiết ra từ tế bào mỡ ở cả nam và nữ có tác dụng ức chế quá trình xơ cứng động mạch nhưng giá trị nội tiết tố này cao hơn ở phụ nữ. Ở nam giới có thể tăng lượng adiponectin bằng cách không để cơ thể quá mập hoặc quá gầy.
Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tối thiểu cần thiết để tồn tại. Ở nữ giới, chuyển hóa cơ bản thấp hơn nam giới và phụ nữ có thể sống với ít năng lượng hơn nam giới, do đó dễ dàng thích nghi với những thay đổi của môi trường, điều này cũng dẫn đến tuổi thọ của họ cao hơn.
Ngoài ra, nếu tốc độ trao đổi chất cơ bản ở mức thấp sẽ khó tạo ra oxy hoạt tính thúc đẩy quá trình lão hóa. Nam giới nên tránh tập thể dục quá sức, tránh hút thuốc và tiếp xúc các tia UV càng ít càng tốt.
Thống kê cho thấy phụ nữ đến các cơ sở y tế thường xuyên hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ thường quan tâm đến cân bằng >dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, ít uống rượu hơn, quan tâm đến lối sống và quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Người ta tin rằng chính điều này đã kéo dài tuổi thọ của phụ nữ.
Phụ nữ thường xuyên soi gương và xảy ra kinh nguyệt hàng tháng vì vậy mà họ có thói quen lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình hơn nam giới. Nam giới cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình và đi khám càng sớm càng tốt nếu cảm thấy cơ thể có gì bất thường.
Theo Kenko Sawai