Nhiều người cho rằng dấu hiệu miệng khô và đắng khi thức dậy là điều bình thường nhưng thực tế nó là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề.

N.N (T/h) 10:19 27/10/2022

Triệu chứng của bệnh khô miệng không đơn độc. Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau >hiện tượng khô miệng mãn tính, kéo dài. Các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều rối loạn toàn thân.

Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt, khô môi, khô niêm mạc má. Không có khả năng tiết nước bọt ra từ các tuyến nước bọt chính. Chỉ số răng sâu, mất răng, trám răng tăng. Lưỡi khô và sần sùi. Khả năng nuốt và nói chuyện cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nếu bạn thấy miệng luôn khô khi đi ngủ vào ban đêm, có thể do một số nguyên nhân như uống quá ít nước trong ngày, ăn nhiều muối và mặn, ngủ trong môi trường khô, ngủ mở miệng.

Ảnh minh họa: Internet

Khô miệng do những nguyên nhân này gây ra thường có thể thuyên giảm bằng cách uống nước, nhưng nếu bạn thấy khô miệng không thể thuyên giảm ngay cả khi đã uống đủ nước, bạn cần cảnh giác với những dấu hiệu của bệnh tật.

Miệng luôn khô nhưng uống nước thường xuyên cũng không có tác dụng gì có thể mắc các bệnh sau:

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Chức năng tuyến giáp bất thường cũng có thể khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng tốc, dẫn đến triệu chứng khô miệng rõ ràng.

Bệnh tiểu đường

Bất kỳ ai cũng có thể bị khô miệng, nhưng đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Cơ chế chính xác vẫn chưa được biết, nhưng lượng đường trong máu cao có thể gây ra cảm giác miệng khô ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể gây khô miệng.

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh gan mật

Nóng gan sẽ gây khô miệng, mất ngủ. Điều này xuất phát từ một hormon là melatonin. Thông thường, melatonin được sản xuất để giúp bạn cảm thấy thư giãn, buồn ngủ và có một giấc mộng đẹp hơn. Khi lá gan bị nóng sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon này. Cụ thể ban ngày bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ do lượng hormone này gia tăng.

Nhưng vào buổi tối, lượng hormon này không được sản sinh, gây hiện tượng mất ngủ. Mặt khác, gan bị tổn thương cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới đường tiêu hóa. Hệ thống này bị ngưng trệ, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, kéo theo tình trạng khô miệng kéo dài.

Hội chứng Sjogren

Đây bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể là tuyến lệ, tuyến nước bọt Khi mắc hội chứng này, biểu hiện đặc trưng là khô niêm mạc. Phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.

Hội chứng Sjogren thường xuất hiện kèm theo với các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác, hay gặp nhất là viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật tiên phát, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm động mạch và xơ phổi kẽ. Bệnh cũng có thể xuất hiện đơn độc một mình hội chứng Sjogren.

Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Đái tháo đường typ 2

Các nhà khoa học cảnh báo rằng khô miệng, nứt nẻ môi là những hiện tượng cảnh báo bệnh đái tháo đường typ 2. Triệu chứng này xảy ra do lượng đường trong máu cao liên tục có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt trong khoang miệng.

Nước bọt giúp kiểm soát mức độ vi khuẩn trong khoang miệng, cân bằng axit và loại bỏ lượng mảng bám xung quanh răng và nướu. Thiếu nước bọt gây ra bởi lượng đường cao có thể góp phần gây ra các vấn đề khác, bao gồm viêm nướu và nứt khóe miệng.

Khô miệng khi ngủ dậy, làm sao để thuyên giảm?

Nếu thấy khô miệng khi ngủ dậy, trước hết bạn phải tìm ra nguyên nhân do đâu, sau đó điều trị triệu chứng. Thông thường, cần đảm bảo uống đủ nước, ăn ít thức ăn quá cứng, khô và cay, sử dụng máy tạo ẩm, bỏ thuốc lá, ăn ít đường, uống ít cà phê, uống ít rượu và cố gắng thở bằng mũi.

Theo T.Linh/ Gia đình Việt Nam