Hẹ được xem là một loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hàng ngày tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó lá hẹ còn có tác dụng như bài thuốc dân gian trị bệnh hữu hiệu. Vậy cây hẹ có những tác dụng chữa bệnh nào trong dân gian?
Cây hẹ của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng thuộc họ hành. Ở miền Bắc Việt Nam cây hẹ ít phổ biến hơn các vùng khác, ít được biết đến hơn nhưng vẫn mang tác dụng trị bệnh trong dân gian.
Hẹ lá được dùng như loại rau ăn hằng ngày chế biến thành các món ăn hấp dẫn như bánh hẹ, canh hẹ đậu hũ nấm rơm hay canh hẹ huyết heo thanh mát cho những ngày nóng bức, hoặc cũng có thể làm đồ xào,... Hương vị của lá hẹ nồng hơn hành, chính xác hơn là mùi vị hòa trộn giữa tỏi với hành tăm, cay nhưng ngọt, tính ấm và không độc.
Theo Đông Y, hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân bởi thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Hẹ lá có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Theo Tây Y, chất xơ trong hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Theo đánh giá cứ 1 cân hẹ cung cấp 300 calo. Nhưng bù lại chất xơ rất nhiều. Hàm lượng glucid cũng lên tới gần 30g, vitamin C cung có tới 89g, vitamin A chiếm 20g. Hàm lượng protit cũng lên tới gần 10g. Cùng với đó là canxi, sắt, photpho và đồng,…
Trong lá hẹ có rất nhiều chất kháng sinh mạnh. Chính vì thế mà nó chữa được nhiều bệnh viêm nhiễm bên ngoài da như ngứa, ghẻ, vảy nến, nhiễm trùng kể cả nấm da đầu. Cách làm rất đơn giản chỉ cần lần lá hẹ giã nát ra rồi đắp vào chỗ da cần điều trị là được.
Bên cạnh đó bệnh về răng miệng cũng có thể chữa bằng lá hẹ bằng cách giã nhuyễn đắp vào chỗ đau đến khi khỏi.
Ngoài ra, lá hẹ còn có rất nhiều tác dụng trị bệnh khác như trị ho cảm mạo cho cả người lớn và trẻ em bằng cách cắt nhỏ cả lá với rễ hẹ đã rử sạch hấp cùng gừng và một chút đường rồi dùng cả phần rau lẫn nước trong 5 ngày liền.
Lá hẹ xào gan dê giúp bổ mắt, cải thiện thị lực, cháo gạo tẻ hạt hẹ sẽ giúp giảm đau lưng, mỏi gối, canh sò củ hẹ có lợi cho những ai bị tiểu đường mãn tính. Viêm loét dạ dày thể hàn cũng chữa bằng lá hẹ giã nhuyễn với gừng, lọc lấy nước đun sôi với sữa bò rồi uống nóng. Đem hạt hẹ rang vàng giã nhỏ hòa nước uống ngày 3 lần trong 10 ngày có tác dụng nhuận tràng chữa chứng táo bón, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
Khi có côn trùng bay vào trong tai hoặc bị viêm tai giữa cũng có thể lấy hẹ giã nhuyễn chắt phần nước cốt nhỏ vào tai.
Hẹ có mùi hương đặc trưng là do sulfide mà ra, chất này được đánh giá là tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt đồng thời giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Lấy 1 nắm rễ hẹ xay nhuyễn để chắt lấy nước. Sau đó thêm gạo tẻ 1 nắm nhỏ vào nước cốt rễ hẹ để nấu cháo, khi ăn thì thêm đường và ăn lúc nóng trong vòng 10 ngày sẽ giúp trị chứng đái dầm ở trẻ em.
Lá hẹ cực kỳ tốt đối với nam giới hay nói đúng hơn là chức năng sinh lý của nam giới. Ngay từ thời xa xưa các cụ đã biết dùng lá hẹ để cải thiện thời gian quan hệ. Cũng như tăng ham muốn và cải thiện các bệnh về sinh lý rồi. Các bài thuốc đó không hề khó gì cả nhưng lại rất công hiệu.
Tác dụng quan trọng của hẹ đối với chị em phụ nữ chính là >làm đẹp, nếu thường xuyên đắp nướt cốt lá hẹ và ăn rau hẹ tươi giúp da giảm mụn rõ rệt và cải thiện hiện tượng khô da. Hẹ giúp da mịn màng và hồng hào hơn.
Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt nên khi dùng hẹ cần có liều lượng phụ hợp, hơn nữa không phải ai cũng có thể sử dụng được loại rau cũng như vị thuốc này. Nếu ăn quá nhiều hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như bốc hỏa, âm suy, bứt rứt và lưu ý không nên ăn hẹ vào mùa hè. Bên cạnh đó có một chú ý quan trọng chính là hẹ kỵ với thịt trâu và mật ong nên khi chế biến món ăn không chế biến cùng nhau.
Người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ. Các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức. Do đó, người dùng không nên bỏ dùng thuốc Tây. Khi có ý định ngưng sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.