Tại Việt Nam, các bác sĩ cho rằng tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng gây ra ung thư, nhất là nhóm sau 40 tuổi.
Sau tuổi 40, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu suy giảm, tạo điều kiện để hình thành nên nhiều căn bệnh, bao gồm cả ung thư. Tuy nhiên bệnh không có biểu hiện rõ ràng mà cứ âm ỉ trong người.
Phân tích số liệu về bệnh ung thư năm 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới, số người từ 30 đến 49 tuổi mắc bệnh ung thư chiếm 1/4 tổng số bệnh nhân ung thư.
Tại Việt Nam, các bác sĩ cho rằng tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng gây ra ung thư, nhất là nhóm sau 40 tuổi. Với phụ nữ, bệnh ung thư thường gặp nhất sau tuổi 40 đó là ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung...
Kể từ 40 tuổi, bên cạnh việc kiểm tra hàng tháng, bác sĩ khuyến cáo hãy đi tầm soát ung thư vú tại bệnh viện mỗi năm một lần. Hàng ngày mọi người cũng nên tự kiểm tra tình hình >sức khỏe, nếu có 5 biểu hiện khó chịu thì đừng bỏ qua mà nên cảnh giác đó là dấu hiệu mắc bệnh ung thư.
Thông thường, chảy máu sẽ xảy ra khi con người bị chấn thương. Bên cạnh đó, các dạng chảy máu cũng xuất hiện do thời tiết, do ăn uống. Vì vậy, khi cơ thể bị chảy máu do khối u ác tính xảy ra, nhiều người thường nghĩ là bệnh vặt và dễ dàng bỏ qua nó.
- Chảy máu mũi là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng.
- Ho ra máu là triệu chứng của ung thư phổi, bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu.
- Máu trong phân là dấu hiệu ung thư trực tràng.
- Khoảng 80% bệnh nhân ung thư bàng quang có triệu chứng đầu tiên là tiểu máu không đau.
- Chảy máu âm đạo bất thường (âm đạo tiết ra máu dù không phải chu kỳ kinh nguyệt) là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
2. Ho liên tục và thậm chí có máu
Trong hầu hết các trường hợp, ho là một phản ứng rất bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn ho kéo dài, liên tục và thậm chí có máu thì hãy coi chừng đó là dấu hiệu của ung thư phổi, ung thư thanh quản. Đặc biệt, những người trên 40 tuổi nếu bị khàn giọng hơn 1 tháng kèm máu trong đờm thì gần như chắc chắn là ung thư thanh quản đang phát triển. Một số bệnh nhân cho biết, nhiều khi họ cũng thường thấy có vật thể lạ ở cổ và rất khó chịu vì nó.
Sốt thực chất là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nhưng sốt thông thường sẽ dễ hạ sau khi uống thuốc. Khi đang có tế bào ung thư trong cơ thể, người bệnh thường sốt nhẹ kéo dài hàng tháng, uống thuốc hạ sốt cũng không có tác dụng. Lúc này nên chú ý và đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện, có khả năng là bệnh hệ thống máu do ung thư máu hoặc ung thư hạch.
Các khối u lành tính thường gây đau, nhưng các khối u ác tính thường không đau, đặc biệt là xuất hiện ở cổ, nách, bẹn.
Về các khối u ác tính, thường có 2 trường hợp xảy ra nhất là nốt ruồi mới mọc trên cơ thể, và những biến đổi kỳ lạ ở nốt ruồi cũ. Ví dụ nốt ruồi cũ ngày càng to hơn hoặc hình dạng, màu sắc đột ngột thay đổi. Nếu các nốt ấy còn kèm đau lẫn chảy máu thì bạn cần cảnh giác trước sự hiện diện của các khối u ác tính. Những nơi chúng "ưa thích" là ở lưng, chân, tay và mặt.
- Kiểm soát cân nặng
Sau 40 tuổi chức năng của cơ thể giảm dần, đây cũng là giai đoạn bùng phát của bệnh. Nếu như con người chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng sẽ giúp cho dạ dày khỏe mạnh và giảm gánh nặng chuyển hóa của gan. Nó cũng giúp duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Tập thể dục nhiều hơn
Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ trao đổi chất, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể từ đó có thể tránh được sự xâm nhập của tế bào ung thư.
- Biết cách giải tỏa và giảm bớt căng thẳng
Một tâm trạng tốt cũng có tác dụng tích cực trong việc phòng chống ung thư. Nếu biết cách xả stress, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn nhiều thì có thể giảm bớt gánh nặng cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, tránh được các nguy cơ gây ung thư.