Không chỉ hàm dưới mà hàm trên của chúng ta cũng rất dễ bị sâu răng. Vậy sâu răng hàm trên là gì?
Khi chúng ta vệ sinh răng miệng không đúng cách thì rất dễ bị sâu răng bởi thức ăn còn sót lại trong khoang miệng sẽ tích tụ tạo thành nơi ẩn nấp của vi khuẩn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về sâu răng hàm trên và cách chữa trị.
Quá trình tổng hợp ba yếu tố bao gồm: thực phẩm, men răng và vi khuẩn gọi là sâu răng. Khi bạn ăn những thực phẩm có chứa chất đường bột, cơ thể sẽ tiết ra dung dịch axit, đây là nguyên nhân gây nên sự bào mòn và suy yếu men răng.
Hơn thế nữa môi trường có dung dịch axit cũng là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ tạo thành các mảng bám phá hủy men răng từ đó tác động xấu đến tủy răng.
Người trưởng thành bình thường có 32 chiếc răng, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì dù là chiếc răng ở vị trí nào cũng sẽ dễ dàng bị sâu răng. Nhưng nếu để nói đến ở vị trí nào răng hay bị sâu thì vị trí răng hàm cả trên và dưới được đánh giá là bị sâu răng nhiều nhất.
Giải thích cho vấn đề trên là bởi vì trong khoang miệng của chúng ta, răng hàm là nhóm răng mọc ở vị trí cuối cùng, ở tận sâu bên trong và nắm vai trò quan trọng trong hoạt động nhai thức ăn và bảo vệ xương hàm. Chính vị trí và chức năng như vậy nên rất khó để quan sát cũng như làm sạch răng hàm. Bên cạnh đó cấu tạo của bề mặt răng hàm lồi lõm nhiều nên dễ tích tụ thức ăn. Chính vì những nguyên nhân như vậy nên răng hàm là răng có tỷ lệ sâu răng cao nhất.
Chi tiết hơn về nhóm răng hàm, theo khảo sát trên người bệnh, các răng ở vị trí số 6 tính từ vị trí răng cửa thường có nguy cơ bị sâu răng lớn nhất. Vì đây là chiếc răng mọc từ khi chúng ta 6 tuổi và đã trải qua quá trình nhai thức ăn từ rất sớm nên nếu không vệ sinh răng cẩn thận sẽ dẫn đến nguy cơ men răng bị yếu đi gây sâu răng.
Tùy vào mức độ sâu răng mà nha sĩ sẽ chỉ định cho bạn nên làm gì. Ở giai đoạn đầu tiên của sâu răng bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng rất nhỏ do men răng bị bào mòn gây ra. Vì mới là giai đoạn đầu nên mức độ còn nhẹ, các nha sĩ sẽ khuyên bạn nên trám răng bằng lớp fluoride để chống bào mòn và giúp men răng chắc khỏe hơn.
Khi người bệnh đã bước vào giai đoạn này tức là những lỗ sâu đã bắt đầu hình thành trên bề mặt răng. Dấu hiệu này cho thấy men răng đã bị phá hủy và vi khuẩn đang chuẩn bị tấn công đến tủy răng. Nha sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra độ sâu của lỗ sâu răng, sau đó dùng các thiết bị như tay khoan và mũi khoan để lấy hết phần men ngà bị sâu rồi mới trám răng lại.
Nếu sau khi kiểm tra thấy răng đã sâu tới tủy thì nha sĩ sẽ thực hiện lấy tủy, sau đó trám để bít lại ống tủy, kèm theo đó có thể là chốt trám lại phần sâu răng. Đồng thời bác sĩ nha khoa có thể bọc mão để mô răng vững chắc hơn.
Đây là giai đoạn nặng nhất của sâu răng hàm trên, lúc này vi khuẩn đã tấn công sâu vào tủy răng. Khi người bệnh ở giai đoạn này nha sĩ sẽ thực hiện nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh hay thậm chí là xương hàm của người bệnh.
Một số trường hợp nhổ răng sâu hàm trên gặp phải biến chứng như:
Nguyên nhân của những trường hợp này là do:
>>> Xem thêm:
- Cách khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ em
- Sâu răng hàm dưới có ảnh hưởng gì?
Nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn khi nhổ răng sâu hàm trên:
Trên đây là bài viết tổng hợp về sâu răng hàm trên, nguyên nhân cũng như các biện pháp điều trị với từng giai đoạn sâu răng. Để nhổ răng sâu hàm trên an toàn bạn hãy tìm cho mình địa chỉ phòng khám uy tín, tránh cho mình có những biến chứng hay bị lây nhiễm.