Bạn đang bị đau nhức thậm chí ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn tại hàm dưới. Vậy có phải bạn đang bị sâu răng hàm dưới hay không?
Sâu răng hàm dưới là một bệnh lý tương đối phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy sâu răng hàm dưới có ảnh hưởng đến >sức khỏe không?
Bên cạnh việc làm mất đi tính thẩm mỹ và việc ăn uống của người bị sâu răng, sâu răng hàm dưới còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của sâu răng hàm dưới là:
Việc điều trị sâu răng hàm dưới càng sớm càng tốt là điều tất cả các chuyên gia đều khuyến cáo vì những lý do dưới đây:
Tại các trung tâm nha khoa hay bệnh viện thường sử dụng 3 biện pháp phổ biến để điều trị sâu răng hàm dưới:
Khi thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng để đắp vào vùng sâu răng với mục đích phục hồi lại hình dạng của răng đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập vào khiến tình trạng răng nặng hơn.
Các chất liệu được sử dụng để hàn trám răng là:
Việc sử dụng chất liệu nào để hàn trám răng tùy thuộc vào tình trạng của răng và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn chất liệu phù hợp để hàn trám răng.
Hàn trám răng là biện pháp được dùng trong trường hợp răng sâu nhẹ, tức là mới chớm sâu răng, khả năng ăn nhai vẫn còn và khả năng hồi phục cao.
Bọc răng sứ là giải pháp dùng trong trường hợp răng bị phá hủy cấu trúc, mẻ từng mảng lớn, tủy răng bị vi khuẩn ăn mòn vào sâu.
Để tiến hành bọc răng sứ, đầu tiên bác sĩ sẽ mài chiếc răng sâu để tạo độ nhám cho răng sau đó mới bọc sứ để tính gắn kết cao hơn. Với biện pháp bọc răng sứ, chiếc răng sâu ở hàm dưới sẽ được khắc phục và thẩm mỹ của người bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.
Khi răng bạn ở tình trạng quá nặng, răng bị tổn thương toàn bộ và kèm theo đó là cảm giác đau nhức ê buốt, không còn khả năng phục hồi thì bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bạn. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn ổn định thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nhổ chiếc răng sâu để chấm dứt tình trạng đau nhức cũng như tránh lây lan cho các răng còn lại.
Đây là câu hỏi được rất nhiều quan tâm khi tình trạng răng trở nên nghiêm trọng hơn và bắt buộc phải nhổ đi. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi nhổ răng là loại bỏ hoàn toàn chiếc răng sâu đó ra khỏi xương hàm.
Với những biện pháp kỹ thuật hiện đại như ngày nay, nhổ răng hàm không còn để lại những biến chứng nguy hiểm như nhiều người vẫn lo sợ. Trong quá trình nhổ răng các bác sĩ sẽ dùng phương pháp gây mê và tiệt trùng để giảm cảm giác đau đớn cũng như không gây viêm nhiễm về sau.
Sau khi chiếc răng hàm sâu bị loại bỏ thì bạn sẽ được trồng răng giả để thay thế cho chiếc răng đã mất, việc này đảm bảo cho hoạt động nhai diễn ra bình thường. Việc thay thế răng bị sâu đầu tiên sẽ duy trì được việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tiếp theo là tính thẩm mỹ và khả năng giao tiếp của người bệnh cũng không bị ảnh hưởng.
>>> Xem thêm:
- Sâu răng hàm trên và biện pháp chữa trị
- Cách khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ em
Tuy nhiên việc quyết định có nhổ răng hay không còn phải nghe theo chỉ định của nha sĩ và chỉ thực hiện khi tình trạng sưng tấy và đau nhức không còn.
Trên đây là bài viết tổng hợp về sâu răng hàm dưới, những nguyên nhân cũng như cách điều trị với từng trường hợp cụ thể. Để xác định tình trạng răng của mình bạn hãy đến nha sĩ để chắc chắn răng sâu đang ở mức độ nào từ đó tìm được phương pháp thích hợp. Phục hồi bằng việc trám răng hay bọc sứ sẽ được chỉ định khi răng bạn ở mức độ nhẹ. Khi quyết định nhổ >răng sâu hàm dưới hãy đợi hết đau nhức răng và theo chỉ định của nha sĩ.