Có được 3/5 thói quen này, bạn cũng có thể thọ bách niên.

20:29 11/07/2023

Những người như thế nào sẽ sống lâu trăm tuổi? Câu trả lời là những người khỏe mạnh và có thể trạng tốt. Một người có >sức khỏe tốt khi về già không chỉ có thể nhìn qua các chỉ số mà còn có thể nhìn ra vẻ bề ngoài, thể chất. Cũng chính vì thế mà nhiều người thường cho rằng lông mày dài >sau 50 tuổi là dấu hiệu của sự trường thọ. Tuy nhiên, điều này là không có cơ sở.

Theo phó trưởng khoa chỉnh hình tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Dương Châu, Trung Quốc, không có mối quan hệ cần thiết giữa sự phát triển của lông mày và tuổi thọ. Lông mày của con người thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng, thường là 3-4 tháng một lần nên lông mày của những người trẻ tuổi nhìn chung không mọc quá dài. Sau khi lớn tuổi, tốc độ trao đổi chất chậm lại, tốc độ đổi mới của lông mày cũng sẽ chậm lại theo, nên rất dễ mọc dài ra. Ngoài yếu tố tuổi tác, lông mày mọc nhiều còn có thể liên quan đến yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt không tốt. 

Lông mày tuy không thể phản ánh tuổi thọ nhưng cũng là thước đo sức khỏe, một số bệnh tật có thể phản ánh qua lông mày. Khi lông mày xuất hiện những bất thường này, bạn cần hết sức cảnh giác:

- Lông mày trở nên thưa thớt thậm chí là rụng tóc từng vùng: Khi cánh mày râu xuất hiện những triệu chứng này còn kèm theo triệu chứng tim đập nhanh, mất ngủ, tay run thì có thể đang mắc bệnh cường giáp.

- Mụn nước và mụn rộp xuất hiện xung quanh lông mày: Khi xung quanh lông mày xuất hiện mụn nước, mụn rộp thường kèm theo triệu chứng đau, ngứa, nguyên nhân chủ yếu là do mụn rộp ở lông mày gây ra.

5 điều này là những >đặc điểm trường thọ thực sự

Việc đánh giá tuổi thọ dựa vào độ dài của lông mày rõ ràng là không đúng với khoa học. Tuy nhiên, chúng ta có thể đánh giá từ các đặc điểm khác của cơ thể để nhận biết một người có tiềm năng sống thọ hay không. Nếu cơ thể bạn có những đặc điểm dưới đây thì chứng tỏ bạn có thể chất trường thọ, xin chúc mừng:

1. Nước da hồng hào

Sau khi con người già đi, các chức năng khác nhau trong cơ thể sẽ dần suy giảm và lưu lượng máu cũng chậm lại. Nếu một người già mà da dẻ hồng hào, có nghĩa là khí huyết trong cơ thể lưu thông thông tốt. Các mô và cơ quan đều được nuôi dưỡng đầy đủ.

2. Nhịp tim đều

Trong trường hợp bình thường, nhịp tim của một người trưởng thành nên được duy trì ở mức 60-100 nhịp mỗi phút. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhịp tim khỏe mạnh nhất nằm trong khoảng 50-80 nhịp/phút. Những người có nhịp tim > 80 nhịp/phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

3. Đùi to

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh đã chỉ ra rằng cứ tăng 5cm chu vi đùi thì nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 18% và cứ tăng 10cm chu vi vòng 3 thì nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 10%. Theo đó, mông và đùi to có tác dụng trong việc ngăn chặn chất béo tấn công vào cơ quan nội tạng, giúp bảo vệ tim và phổi, từ đó kéo dài được tuổi thọ.

4. Đi bộ nhanh

Tốc độ đi bộ chậm hơn bình thường có nghĩa là chức năng xương, cơ của cơ thể bị suy giảm và khả năng chịu đựng kém hơn. Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Pittsburgh của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trong trường hợp bình thường, tốc độ đi bộ mỗi giây nên là 0,9m. Nếu tốc độ đi bộ thấp hơn 0,6m/giây, nguy cơ tử vong sớm sẽ tăng lên và tốc độ đi bộ >1m/giây thì sẽ sống lâu hơn.

5. Thái độ lạc quan

Sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất có mối quan hệ trực tiếp. Phần lớn người cao tuổi sống lâu đều có tâm lý ổn định, thái độ sống tích cực, ít khi mất bình tĩnh trong cuộc sống hàng ngày. Ngay cả khi bạn gặp khó khăn và thất bại, hãy nhanh chóng điều chỉnh tâm lý của mình và đối mặt với chúng một cách tích cực.

4 >bí quyết trường thọ ai cũng nên biết

Theo chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học của Trung Quốc Trung Nam Sơn, mọi người có thể duy trì 4 thói quen dưới đây để khỏe mạnh và sống thọ hơn.

1. Tập thể dục cũng quan trọng như ăn uống

Viện sĩ Trung Nam Sơn luôn nhấn mạnh đến việc tập thể dục. Ông tin rằng tập thể dục cũng giống như ăn uống, cần được coi là một phần tất yếu của cuộc sống. Dù ở lứa tuổi nào thì mọi người vẫn nên vận động và cần lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thể chất của mình. Viện sĩ khuyên mọi người khi còn trẻ nên thường xuyên chơi thể thao, khi về già có thể chạy bộ, đi bộ nhanh và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ.

2. Học cách thở

Thở đúng phải là thở bụng, thông qua vận động của cơ hoành để tăng cường thông khí phổi. Hít vào từ từ phình bụng, thở ra hóp bụng lại. Mỗi ngày nên luyện tập cách thở này nhiều lần để bộ thở và cơ thể khỏe mạnh hơn. 

3. Người già nên làm việc và nghỉ ngơi 

Viện sĩ Trung Nam Sơn cho rằng người già nên duy trì thói quen ngủ sớm vào ban đêm và thức dậy sớm vào buổi sáng. Thời gian tốt nhất là ngủ từ 11 giờ 30 phút tối đến 7 giờ sáng , sau đó ngủ nửa tiếng vào buổi trưa, để đảm bảo ngủ đủ tám giờ mỗi  ngày. Một thói quen sinh hoạt hợp lý chắc chắn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và sống thọ hơn.

4. Sống có mục đích

Theo Viện sĩ Trung Nam Sơn, mục tiêu để theo đuổi trong cuộc sống cũng sẽ giúp mọi người sống lâu hơn. Nhiều người già sẽ tiếp tục làm việc mình thích sau khi nghỉ hưu thay vì chỉ ngồi yên một chỗ. 

(Theo Toutiao)

 

 

Theo Ánh Lê/Tổ Quốc