Những cuộc vui ngày tết không thể thiếu những chén bia, ly rượu,...Nhưng đừng dại dột mà uống vô tội vạ nhé!
Nhiều người trong chúng ta có thể đã nghe cụm từ: rượu “giết chết” các tế bào não. Cụm từ này có thể là do cha mẹ, thầy cô hoặc thậm chí là từ trường học truyền đạt lại. Nhưng liệu có phải đúng là như vậy? Câu trả lời sẽ được kiểm chứng chi tiết dưới đây, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay thôi nào!
Rượu, bia là đồ uống có cồn, được làm từ quá trình lên men. Sau khi uống, rượu hay bia xuống dạ dày thì 20% lượng rượu, bia uống vào được dạ dày hấp thu nhanh, và khoảng 30-60 phút sau toàn bộ rượu đã được các bộ phận khác hấp thu xong. Chính vì vậy, việc sử dụng rượu rất ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể, và gây ra những tác dụng ngắn hạn và dài hạn cho các bộ phận trong cơ thể bạn, đặc biệt là về não bộ.
Mốc trung bình của việc tiêu thụ rượu bia được chia thành:
- Mức trung bình: thường là 1 ly tiêu chuẩn trong ngày với nữ hoặc 1 đến 2 ly tiêu chuẩn trong ngày đối với nam.
- Mức uống nhiều: đối với nữ là uống nhiều hơn 3 ly tiêu chuẩn trong một ngày hoặc 8 ly trong một tuần. Đối với nam là nhiều hơn 4 ly trong một ngày hoặc 15 ly trong một tuần.
- Mức uống say xỉn: thường là trên 4 ly tiêu chuẩn trong thời gian dưới 2 giờ đối với nữ và trên 5 ly tiêu chuẩn trong thời gian dưới 2 giờ đối với nam.
Rượu – cụ thể là cồn trong rượu – được coi là một chất độc thần kinh và có thể ảnh hưởng lên não bộ theo cả trực tiếp và gián tiếp. Cồn trực tiếp đi vào trong máu ngay lập tức sau khi bạn uống rượu và chỉ mất dưới 5 phút để có thể đến não bộ. Trung bình, bạn mất khoảng 10 phút để bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng đầu tiên của rượu.
Tác động đầu tiên và mạnh nhất xảy ra là quá trình giải phóng endorphin của não bộ. Đây là một hormone khiến bạn có cảm giác thoải mái và thư giãn. Điều này lý giải vì sao bạn uống rượu ở mức ít và trung bình sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái và còn cảm thấy hạnh phúc.
Tuy nhiên, khi bạn uống mức độ nhiều và tới mức say xỉn, cồn trong rượu có thể can thiệp vào đường truyền thông tin của não bộ và gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin của não bộ. Một số ảnh hưởng ngắn hạn khác có thể kể đến như:
Đặc biệt, khi bạn uống quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể gặp phải tình trạng ngộ độc rượu. Điều này là do cồn vào trong máu và ảnh hưởng trực tiếp lên não quá nhanh, ảnh hưởng lên cả các chức năng cơ bản của cơ thể như:
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng ngộ độc rượu có thể gây tổn thương não bộ nặng nề và có thể dẫn đến tử vong.
Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania được công bố gần đây trên tạp chí Nature cho thấy sức tàn phá của rượu với não bộ con người. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện từ hơn 36.000 người trưởng thành đã chỉ ra rằng, não bộ bị lão hoá nhanh chóng nếu sử dụng liên tục 1 lít bia, hoặc 1 ly rượu mỗi ngày.
Ngoài ra, chuyên gia McAvoy cũng phân tích mức độ ảnh hưởng của rượu đối với não bộ: "Rượu làm thay đổi cấu trúc của các tế bào trong não, làm giảm khả năng hoạt động của chúng. Theo thời gian, các tế bào não sẽ hoạt động kém đi nếu liên tục uống rượu".
Tiến sĩ Dana Ellis Hunnes - chuyên gia >dinh dưỡng cấp cao tại trung tâm y tế UCLA cũng chỉ ra rằng, rượu dường như làm giảm khối lượng chất trắng và chất xám trong não. Sử dụng rượu thường xuyên cũng có liên quan đến chứng teo não - mất chức năng não".
Bởi vậy, lời răn dạy “rượu “giết chết” các tế bào não” của cha mẹ, thầy cô, không chỉ là lời đe dọa suông đâu nhé, nó hoàn hoàn có thể dẫn đến chứng teo não đấy!
Chuyên gia khuyến nghị, nên hạn chế uống rượu, hoặc ít nhất là không tăng lượng rượu uống hàng ngày nếu bạn muốn giữ tinh thần minh mẫn, sảng khoái trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lưu ý những điểm sau:
- Sau khi uống rượu bia thì không nên tắm, cho dù đó là nước nóng hay là nước lạnh. Bởi vì tắm sẽ xáo trộn nhiệt độ trong cơ thể khiến bạn có thể bị nôn mửa hoặc nhiễm lạnh trong cơ thể.
- Không nên bật điều hoà khi ngủ sẽ dẫn đến bị nhiễm lạnh, trúng gió vì lúc say bạn không biết gì.
- Uống rượu, bia thì lợi tiểu dẫn đến mất nước nên nếu tập luyện thể thao sẽ dẫn đến mất nước trầm trọng hơn.
- Không nên uống trà, cà phê sau khi uống rượu bia.
- Không nên uống rượu bia pha với nước ngọt và cũng không nên uống rượu bia khi bụng đói, kẻo sẽ hại dạ dày và nhanh chóng rơi vào tình trạng say xỉn hơn.
Tóm lại, tác hại tiêu cực của rượu bia tới não bộ là không thể phủ định. Chính vì vậy, dù với những bữa tiệc cuối năm sắp tới, bạn cũng nên lưu ý về lượng rượu nạp vào cơ thể để đảm bảo >sức khỏe và an toàn cho một mùa tết trọn vẹn nhé. Chúc các chị em có một mùa xuân Quý Mão thật nhiều niềm vui và may mắn nhé!