Người Nhật rất thích loại rau này, thường dùng để rán cùng hành lá, hoặc dùng trong các món canh đậu phụ, salad...
Thay vì dùng hành lá, người Nhật làm món trứng chiên thường cho thật nhiều lá hẹ, nhờ vậy món ăn hấp dẫn hơn, và cũng bổ dưỡng hơn.
Ngoài món trứng, nhiều gia đình Nhật cũng hay xào hẹ chung với thịt hoặc rắc lên đậu phụ, họ ăn món này quanh năm nhưng nhiều nhất là vào những ngày hè.
Ở Việt Nam, rau hẹ vô cùng phổ biến nhưng chưa phải ai cũng biết hết được công dụng của chúng. Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho "cánh mày râu" trong chuyện sinh lý.
Lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc.
Trong hẹ có chứa một nguồn vitamin A lớn, vì vậy nếu bạn tiêu thụ lá hẹ thường xuyên thì sẽ nhận được công dụng dưỡng nhan, đẹp da, sáng mắt. Đồng thời cải thiện thị lực, làm ẩm phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn...
Vào mùa đông, người Nhật và người Trung Quốc càng thích ăn nhiều lá hẹ hơn. Bởi lá hẹ có thể làm ấm dương, xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí.
Lá hẹ cũng tốt cho gan do nó có chứa chất sulfide và mùi hương đặc trưng, có tác dụng trong việc khai thông khí gan.
Đặc biệt, trong lá hẹ có hợp chất alliums có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Trong một nghiên cứu trên 285 phụ nữ, các chuyên gia đã kết luận rằng nếu ăn các loại thực vật thuộc họ Alliaceae như lá hẹ sẽ giúp giảm các nguy cơ phát triển ung thư vú.
Nếu chăm ăn lá hẹ, lượng vitamin K trong loại rau này sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương.
1. Không nên ăn quá nhiều lá hẹ vì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Tốt nhất chỉ nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g mỗi bữa.
- Những người âm hư hỏa vượng (triệu chứng: buồn bực, gò má ửng hồng, miệng khô không muốn uống nước, lưỡi đỏ, đổ mồ hôi trộm ban đêm,…), người bị lở loét và các bệnh về mắt không nên ăn lá hẹ, người dễ bị dị ứng không nên ăn lá hẹ.
- Không nên tiêu thụ các món lá hẹ để qua đêm.
- Khi chế biến lá hẹ cần lưu ý cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.
- Đập 4 trứng gà vào tô. Hành tím bóc vỏ, cắt lát mỏng.
- Hẹ nhặt lá vàng, lá úa bỏ đi rồi rửa sạch phần ăn được, cắt khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay.
- Dùng đũa khuấy tan 4 quả trứng, sau đó nêm vào 1/2 muỗng canh nước mắm và 1 trái ớ cắt, trộn đều. Tiếp đến, bạn cho hẹ đã cắt khúc vào, khuấy đều.
- Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng cho 1 củ hành tím cắt lát vào phi thơm. Khi hành hơi xém vàng, cho toàn bộ hỗn hợp trứng hẹ vào.
- Dùng đũa và muỗng dàn đều để lá hẹ trải khắp mặt trứng và chiên trứng trên lửa nhỏ 3 - 5 phút đến khi mặt trứng cứng lại. Sau đó, lặt mặt trứng lại và chiên thêm 2 - 3 phút nữa là đạt.