bài viết dưới đây là giải thích của chuyên gia Naito Tateaki - Trưởng khoa Trung tâm Ung thư Shizuoka tỉnh Shizuoka.
Chứng "suy mòn" thể chất là gì?
“Suy mòn” do ung thư là tình trạng ung thư tiến triển nặng, thể lực mất đi và trọng lượng cơ thể có dấu hiệu giảm sút nhiều. “Suy mòn” thể chất có thể nói là một căn bệnh trong đó sự thèm ăn bị kìm hãm bởi các tác động khác nhau của các tế bào ung thư gây ra, đồng thời cơ bắp và mỡ dự trữ bị giảm một cách bất thường. Nếu không được điều trị thể lực của bạn sẽ bị suy yếu, không được tiếp nhận điều trị kịp thời làm chất lượng cuộc sống giảm sút, vì vậy cần phải phát hiện sớm và tiến hành điều trị ngay.
Trong khi bạn không thể ăn uống và thể lực cứ tiếp tục giảm sút thì rất khó để tiếp nhận việc điều trị bằng thuốc chống ung thư hay bức xạ do việc điều trị đòi hỏi cần phải có thể lực. Cũng có những trường hợp sử dụng phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhưng gây ra tác dụng phụ làm cơ thể không thể chịu đựng được và dừng lại.
Cytokine là nguyên nhân gây ra chán ăn
Trong chứng “suy mòn” cơ thể có một chất gọi là "cytokine", chủ yếu được sản sinh bởi tế bào ung thư, tác động lên não và ức chế sự thèm ăn gây cho bạn cảm giác chán ăn.
Chất “Cytokine” này cũng đốt cháy cơ bắp và mỡ dự trữ, làm tiêu hao năng lượng và sụt cân mà không rõ do đâu. Nói cách khác, mặc dù năng lượng được tiêu thụ nhưng các chất >dinh dưỡng cần thiết lại không được hấp thụ vào cơ thể. Do đó bạn sẽ sụt cân nhanh chóng.
Tiêu chuẩn để chẩn đoán chứng “suy mòn” là giảm 5% trọng lượng cơ thể trong nửa năm. Như vậy, đối với một người nặng 60 kg sẽ giảm xuống 3 kg.
Ra mắt loại thuốc xuất hiện đầu tiên trên thế giới
Cho đến nay, chứng “suy mòn” do ung thư được cho là "không thể chữa được" nhưng vào năm 2021, phương pháp điều trị chứng “suy mòn” đầu tiên trên thế giới có tên "Anamorelin" đã được công nhận tại Nhật Bản.
"Anamorelin" đầu tiên sẽ kích thích sự thèm ăn ở não bộ. Bạn sẽ cảm thấy dễ đói. Ngoài ra, chất này cũng kích thích tiết hormone tăng trưởng và giúp phát triển cơ bắp. Tóm lại, chất này có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn, chuyển hóa năng lượng, tăng cường cơ bắp và duy trì cân nặng.
Tuy nhiên, việc tăng cơ và tăng cân bằng thuốc là chưa đủ. Bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết bằng các liệu pháp dinh dưỡng và tăng cường cơ bắp bằng các bài tập thể dục vừa sức.
Tập thể dục khỏe mạnh để không gục ngã trước căn >bệnh ung thư
Vậy để có một cơ thể không gục ngã trước chứng “suy mòn” thì nên tập thể dục như thế nào?
Bài tập này là bài tập duy trì sức đi bộ, cũng là bài vận động cơ bản của con người. Thay vì kết thúc trong một thời gian ngắn với cường độ thì đây là một chương trình cường độ thấp nhưng trong khoảng thời gian dài nhằm mục đích khiến mọi người phát triển thói quen tập thể dục hàng ngày.
Ngồi trên ghế và khoanh tay, sau đó giữ nguyên tư thế rồi đứng lên. Thực hiện 10 lần.
2. Động tác duỗi chân
Ngồi trên ghế sau đó lần lượt từng chân duỗi thẳng chân ra phía trước. Thực hiện mỗi bên chân 10 lần.
3. Động tác nâng cao gót chân
Dang hai chân ngang sau đó nâng cao gót chân. Thực hiện 10 lần.
4. Động tác nâng cao đầu gối
Ngồi trên ghế sau đó lần lượt từng chân nâng lên. Thực hiện 10 lần.
5. Động tác dang rộng chân
Giữ tư thế đứng sau đó dang chân ra ngoài. Thực hiện mỗi bên chân 10 lần.
Như đã nói ở trên, hãy tập 5 bài trong 1 lần tập, hãy đặt mục tiêu tập 1 đến 3 lần tập mỗi ngày.
Chú ý không làm quá sức và cẩn thận để không bị ngã.
* Chương trình này là một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn đầu tiên đã xác nhận bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ung thư có thể tiếp tục một cách an toàn. Về hiệu quả đối với các chức năng thể chất đang được xác minh trong nghiên cứu lâm sàng giai đoạn hai.
Nội dung chi tiết được công bố trong số tháng 2 năm 2022 của Sách giáo khoa Sức khỏe Ngày nay.
(Theo báo NHK)