Để phòng tránh ung thư phổi, việc quan trọng là bạn cần chăm sóc cơ quan này mỗi ngày, thông qua những thói quen tốt sau đây.
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể con người. Có nhiệm vụ chính là trao đổi khí, bằng cách đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch >phổi, sau đó đưa điôxít cacbon (CO2) từ động mạch phổi ra bên ngoài.
Ung thư phổi là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Nó được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm.
Ung thư phổi xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như thời điểm phát hiện ra bệnh.
Để phòng tránh ung thư phổi, việc quan trọng là bạn cần chăm sóc cơ quan này mỗi ngày, thông qua những thói quen tốt sau đây.
Phổi "thích" bạn làm 6 điều này mỗi ngày
1. Phổi "thích" bạn uống đủ nước
Nước là nguyên tố >dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, các cơ quan, mô, tế bào đều cần được cung cấp nước để hoạt động thật tốt. Phổi cũng là cơ quan ưa nước, do độ ẩm của nước có thể giúp thanh lọc phổi, giúp phổi đào thải độc tố tốt hơn.
2. Phổi "thích" bạn luôn có cảm xúc lạc quan
Lạc quan là "bài thuốc" tốt để điều trị mọi bệnh tật. Cười thường xuyên có thể thúc đẩy cơ ngực co giãn, giúp màng phổi giãn nở, tăng dung tích phổi, thúc đẩy quá trình trao đổi khí ở phổi, giảm mệt mỏi, giúp phục hồi thể lực và tinh thần.
Thường xuyên cười cũng có thể giữ cho tinh thần của một người ở trạng thái tốt, điều này cũng có lợi cho >sức khỏe thể chất hơn.
3. Phổi "thích" bạn ăn những thực phẩm bổ dưỡng
Ăn uống hợp lý cũng có tác dụng bổ phổi. Trong đó, quả lê có tác dụng thanh nhiệt, giải đờm, giảm ho hiệu quả, rất tốt cho phổi dù dùng làm tráng miệng, nấu súp, hầm canh đều đem lại tác dụng.
Nấm trắng cũng tốt trong việc thông phổi và giữ ẩm cho phổi, bằng cách thúc đẩy quá trình thải độc tố trong phổi. Nó có thể làm giảm gánh nặng cho phổi và ngăn ngừa phát sinh các bệnh về phổi.
4. Phổi "thích" bạn cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc
Ngủ đủ cũng là một biện pháp tốt để bảo vệ phổi. Nhất là đối với những người ban ngày bận rộn với công việc, nếu buổi tối vẫn chưa được nghỉ ngơi sẽ khiến chức năng của phổi và các cơ quan khác bị suy giảm. Vì vậy nên hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ sẽ rất cần thiết.
5. Phổi "thích" bạn đi bộ mỗi ngày
Thời điểm tốt nhất để đi bộ là sau khi ăn 30-60 phút. Đi bộ lúc này thức ăn trong cơ thể đã được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, vận động giúp tăng cường sinh lực, làm tinh thần sảng khoái.
Đi bộ có thể rèn luyện khả năng cơ bắp của cơ thể, đồng thời khí thải và các thành phần có hại trong phổi sẽ được bài tiết ra ngoài thông qua hoạt động hô hấp của việc đi bộ.
Và nếu bạn muốn tăng cường sức sống của phổi tốt hơn thông qua việc đi bộ, bạn nên thực hiện 4000-6000 bước/ngày.
6. Phổi "thích" bạn ăn nhạt
Natri trong muối có thể gây giữ nước, dẫn đến triệu chứng khó thở ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi.
Để giảm lượng natri tiêu thụ, bạn hãy thay đổi chế độ ăn nhạt hơn. Đồng thời kiểm tra bao bì trước khi mua hàng để xác nhận rằng chúng không chứa nhiều hơn 300 miligam muối mỗi khẩu phần. Bạn cũng có thể chọn các loại thảo mộc và gia vị để nêm thức ăn thay vì dùng muối.