Đau khớp háng bên trái là các vị trí đau phổ biến nhất do khớp háng bị tổn thương, thoái hóa. Vậy đây là triệu chứng của bệnh gì, cách xử lý và điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đau khớp háng bên trái là triệu chứng chỉ điểm rằng khớp háng bên trái đang gặp phải tình trạng bệnh lý. Đôi khi đơn giản là do vận động quá mức nhưng đôi khi lại nặng nề hơn có thể là bị như viêm, hoại tử khớp háng…. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào.
Khi con người bước vào độ tuổi lão hóa thì các sụn, xương bao hoạt dịch cũng sẽ dần thoái hóa và dễ gặp phải các tổn thương. Sụn ngày càng bị bào mòn, lượng dịch đến không đủ làm sụn và dây chằng không được nuôi dưỡng. Khớp không được bôi trơn sẽ làm tăng cảm giác đau và tạo ra tiếng lục cục khi vận động.
Nặng hơn còn xuất hiện các đợt viêm do phản ứng của khớp làm xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Người bệnh sẽ bị hạn chế trong việc di chuyển, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Đau xương khớp háng bên trái gây thoái hóa ngoài nguyên nhân do tuổi già, bệnh còn có thể là tiến triển của những bệnh lý khác tại khớp háng trước đó như:
Sau những chấn thương như: Xương đùi bị gãy ở cổ, trật khớp háng hoặc ổ cối vỡ.
Thoái hóa khớp háng sau bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Trong quá trình hoại tử các cấu trúc sụn, dây chằng, xương,… đã bị hủy hoại một phần và tăng sinh các tổ chức xơ hóa làm cho cấu trúc khớp bị thay đổi. Về sau chức năng sinh lý, giải phẫu không còn nguyên vẹn kéo theo đó quá trình thoái hóa sớm. Thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
Ở trẻ em nếu bị viêm khớp háng thì rất nguy hiểm vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bệnh do nhiều nguyên nhân có thể là do di truyền, do mắc virus,…
Tình trạng viêm khớp háng bên trái cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng thường thấp hơn ở trẻ em, nguyên nhân được nhận định là do các rễ thần kinh bị chèn ép.
Cử động bất thường tại khớp háng hay quá mức trong quá trình tập luyện, chơi thể thao, lao động cũng có nguy cơ gây trật khớp háng dẫn đến đau khớp háng bên trái. Người bệnh sẽ có cơn đau đột ngột, sau đó là mất vận động khớp háng.
Cần đưa người bệnh đến khám và kiểm tra, chụp X-quang để chẩn đoán và có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn. Không được tự ý nắn chỉnh tại nhà.
Là bệnh gặp ở trẻ nhỏ với nhiều dạng khác nhau bao gồm: Loạn sản khớp háng, loạn sản ổ cối, loạn sản tiến triển khớp háng, trật khớp háng tiến triển, trật khớp háng bẩm sinh.
Như vậy, đau khớp háng bên trái có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng nhưng cũng có thể là hậu quả để lại của gãy xương, viêm gân, bao hoạt dịch… Nên việc cải thiện phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh. Nếu đau do thoái hóa khớp, điển hình là tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, bên cạnh giảm đau, thông thường cần kết hợp giữa việc giảm đau và tái tạo nuôi dưỡng sụn khớp, và xương dưới sụn để hồi phục hai chức năng quan trọng gây đau khớp háng. Ngược lại, đau do gãy xương, thoát vị phải cần phẫu thuật và cải thiện theo sự chỉ định của chuyên gia chuyên khoa.
Song song với việc cải thiện, bản thân mỗi người cũng cần có ý thức phòng bệnh bằng cách giảm cân để giảm áp lực lên khớp háng, lao động và tập thể dục, thể thao vừa sức, có chế độ ăn uống phù hợp hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho khớp và đặc biệt là chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn ngay từ sớm.
Tùy từng mặt bệnh, nguyên nhân mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, nhưng cơ bản đều là cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, ngoài ra sẽ kết hợp với các phương pháp, loại thuốc khác nhau.
Những trường hợp đau khớp háng bên phải, trái không cần phẫu thuật, không đủ điều kiện phẫu thuật thì áp dụng các phương pháp: Nắn chỉnh khớp, bó bột, kéo liên tục.
Những trường hợp đủ điều kiện phẫu thuật và cần phẫu thuật thì tùy mức độ tổn thương, vị trí tổn thương mà chọn phương pháp phẫu thuật thay khớp háng bán phần hay toàn phần.
Lưu ý: Người đã từng bị trật khớp háng thì nguy cơ bị trật lại là rất cao, vì vậy cần có chế độ tập luyện, chơi thể thao điều độ, tránh quá sức.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, chế phẩm sinh học.
Đặc biệt với bệnh hoại tử chỏm xương đùi: Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, hậu quả bệnh để lại còn có thể dẫn tới tàn tật vì vậy cần được điều trị đúng đắn, kịp thời. Đối với giai đoạn sớm cần điều trị bằng các thuốc giảm đau, chống viêm. Cần thiết thì phẫu thuật.
>>> Xem thêm:
- Phải làm gì khi bị đau khớp háng bên phải?
Đặc biệt là viêm khớp háng ở trẻ em cần đặc biệt chú ý. Bệnh được điều trị tùy theo nguyên nhân nhưng chủ yếu là các thuốc chống viêm, tăng sức đề kháng cho trẻ. Sau khi đã điều trị bằng phác đồ đơn giản mà bệnh không có diễn biến tốt lên thì bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật bằng cách thay khớp háng nhân tạo cho trẻ.
Là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chỉ có thể dùng các thuốc giảm đau tạm thời, bổ sung >dinh dưỡng, tập luyện đều đặn để nâng cao >sức khỏe và giảm tốc độ quá trình thoái hóa.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về triệu chứng đau khớp háng bên trái. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích!