Khi đi lấy máu để đo đường huyết, nhiều người có chung câu hỏi: "Nên lấy máu ở ngón tay nào là chính xác nhất? Thông thường chúng ta thường dùng ngón trỏ, điều này có đúng không?".
Đường huyết tăng cao là điều khiến nhiều người lo lắng. Hiện nay, không chỉ người già mà người trẻ cũng rất quan đến việc kiểm tra lượng đường trong máu.
Khi lấy máu để >đo đường huyết, nhiều người có chung câu hỏi: "Nên lấy máu ở ngón tay nào là chính xác nhất? Thông thường chúng ta thường dùng ngón trỏ, điều này có đúng không?".
Theo bác sĩ Li Xiaoqi (Trung Quốc): Khi thử đường huyết, tốt nhất nên lấy máu ở ngón tay áp út. Bởi vì ngón áp út đem lại tương đối ít cảm giác đau.
Có tổng cộng hai mao mạch trên ngón tay của chúng ta, ngón áp út chiếm một mao mạch và 4 ngón còn lại có chung một mao mạch. Qua đó có thể thấy rằng lưu lượng máu và nguồn cung cấp máu của ngón này là đầy đủ nhất. Do đó đem lại hiệu quả thử đường huyết chính xác nhất.
Dù vậy, bạn có thể thoải mái lựa chọn ngón tay lấy máu theo sở thích và mong muốn của bản thân. Trong trường hợp bạn cần lấy máu thường xuyên, bạn có thể luân phiên đổi các ngón tay để tránh gây tổn thương cùng một chỗ quá nhiều.
- Vệ sinh tay trước khi lấy máu:
Nên khử trùng tay bằng cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng để ngăn chặn một số lượng lớn vi khuẩn bám vào bề mặt da. Nếu để tay bẩn đo đường huyết thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số.
- Ghi chép lại các chỉ số đường huyết:
Nếu bạn có thể ghi lại từng chỉ số theo mốc thời gian, bạn có thể kiểm soát được tình hình >sức khỏe của mình.
- Cảm xúc phải ổn định khi đo:
Nếu cảm xúc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương trong cơ thể và khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều đó dễ dẫn đến việc kết quả bị sai.
1. Đậu bắp
Đậu bắp có chứa isoquercetin, chất ngăn chặn sự phân hủy tinh bột bởi protease và là một cơ chế hạ đường huyết khác giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đậu bắp cũng rất giàu carotenoid, có thể duy trì sự bài tiết và hoạt động bình thường của insulin và giúp cân bằng lượng đường trong máu.
2. Mướp đắng
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh chất saponin đặc biệt trong mướp đắng có thể trực tiếp hạ đường huyết.
3. Đậu đen
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Trong khi đó, một cốc nước đậu đen rang chứa tới 15g chất xơ – tương đương khoảng 60% nhu cầu chất xơ của một người trong một ngày.
Ngoài ra, đậu đen chứa nhiều crom, chất này giúp cải thiện độ nhạy của insulin và giảm gánh nặng cho insulin.
4. Quả bưởi
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin.
Hơn nữa, ăn bưởi còn có tác dụng giảm cân, giúp bệnh nhân tiểu đường giữ được cân nặng trong giới hạn bình thường.
5. Củ cải
Củ cải trắng được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo", axit coumaric trong nó có tác dụng hạ đường huyết, ngoài ra nó còn có hàm lượng canxi cao, nếu ăn thường xuyên còn có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương.
6. Cải chíp
Lượng đường và lượng calo trong cải chíp rất thấp, sau khi ăn sẽ không gây biến động lớn về đường huyết, hơn nữa còn chứa nhiều chất xơ, vitamin có tác dụng thúc đẩy cholesterol, giúp phòng và điều trị bệnh tiểu đường hay chứng xơ vữa động mạch.