Bệnh lý liên quan đến dạ dày này được các chuyên gia cảnh báo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

My My (t/h) 15:55 21/02/2023

Thông tin y tế

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi, mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thực quản đoạn bụng, tạo hình thực quản bằng dạ dày đường bụng cho 1 bệnh nhân bị >ung thư thực quản.

Được biết trước khi nhập viện bệnh nhân buồn nôn và nôn ra nhiều dịch dạ dày, gầy yếu sút cân. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện, khi tiến hành nội soi dạ dày các bác sĩ phát hiện có cục bã thức ăn vùng môn vị và khối u thực quản. Sau khi sinh thiết cho kết quả ung thư biểu mô sừng hóa độ II. Do đó, bệnh nhân được chỉ định nhập viện phẫu thuật cắt khối u và điều trị chuyên sâu ung bướu.

Bệnh nhân ung thư thực quản sau những biểu hiện qua ăn uống. Ảnh: phapluatxahoi.kinhtedothi

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy cục bã thức ăn, cắt đoạn thực quản tạo hình bằng dạ dày và lập lại lưu thông thực quản dạ dày bằng máy nối tự động. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong nhiều giờ đồng hồ, đặc biệt trên người bệnh lớn tuổi kèm theo bệnh lý nền đòi hỏi sự kết hợp tốt giữa các bác sĩ hồi sức, phẫu thuật, gây mê trước, trong và hậu phẫu. Bên cạnh đó là đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ, kinh nghiệm vững vàng để làm chủ cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Ung thư thực quản. Ảnh: Internet

Theo TS.BS Vũ Đức Thụ, đây là phẫu thuật khó thuộc lĩnh vực phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa bởi vị trí giải phẫu phức tạp từ vùng ngực phải, bụng, cổ trái, cận kề tim, phổi và các mạch máu lớn. Do vậy đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ, kinh nghiệm vững vàng, thao tác tỉ mỉ, chuẩn xác, đảm bảo diện cắt âm, kiểm soát các nguy cơ chảy máu, rò bục miệng nối.

Dấu hiệu nhận biết sớm >ung thư thực quản

Theo Báo Sức khỏe và >đời sống, thực quản là đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và dạ dày. Ung thư thực quản là tổn thương ác tính, thường xuất phát từ lớp biểu mô của thực quản. Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng khó nuốt và giảm cân.

Rối loạn khi nuốt, cảm giác nuốt nghẹn không hẳn có biểu hiện sớm mà thường lại ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này bệnh nhân cần đi khám để phát hiện bệnh sớm không nên bỏ qua. Nên lắng nghe cơ thể mình để đi kiểm tra bệnh thường xuyên.

Theo các bác sĩ, ung thư thực quản ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ rệt, người bệnh thường phát hiện bệnh qua khám >sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát một bệnh lý khác. Khi ung thư tiến triển, người bệnh mới bắt gặp triệu chứng nuốt nghẹn, sụt cân, thiếu máu, tăng tiết nước bọt. Ở giai đoạn muộn, khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản gây nên triệu chứng khó thở, ho, sặc, khàn tiếng, đau khi nuốt, đau ngực, đau lưng hoặc đau bụng vùng thượng vị…

Nếu bệnh ở vào giai đoạn muộn hơn sau nuốt nghẹn sẽ xuất hiện triệu chứng nôn. Nôn có thể xảy ra trong bữa ăn ngay sau khi ăn.

Nuốt nghẹn, sụt cân bất thường dấu hiệu của ung thư thực quản. Ảnh: Internet

Ngoài ra các biểu hiện khác như:

Tiết nhiều nước bọt

Ho

Nấc

Đau tức ngực, đau sau xương ức

Hơi thở có mùi hôi

Sặc

Khàn tiếng

Sút cân nhanh...

 

Bảo vệ dạ dày trước nguy hiểm

Thông tin từ Báo Dân Trí cho hay, điều trị ung thư thực quản được thực hiện dựa trên giai đoạn và vị trí ung thư, cùng với thể trạng chung của từng người, là sự phối hợp của xạ trị, hóa chất và phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định.

Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần lắng nghe cơ thể mình khi có những biểu hiện bất thường không nên bỏ qua mà nên đi khám và kiểm tra. Trong trường hợp không may được chẩn đoán K thực quản người bệnh không nên tuyệt vọng vì nếu phát hiện và điều trị sớm thì giúp nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Ung thư thực quản thường được phát hiện qua nội soi tiêu hóa, hoặc có thể được phát hiện qua chụp X-quang, cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang. Chụp PET/CT sẽ đánh giá được giai đoạn bệnh.

- Không hút thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản. Lý do vì trong khói thuốc lá có chứa các chất kích thích độc hại gây kích thích tế bào ung thư thực quản. Chính vì thế, để phòng ung thư thực quản chúng ta cần tránh hút thuốc lá.

- Hạn chế lạm dụng uống bia rượu: Do uống rượu trong thời gian dài sẽ gây hậu quả nặng nề, làm phá hủy niêm mạc thực quản và dạ dày.

- Áp dụng chế độ ăn khoa học và chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản.

Cần ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhiều đạm và giàu protein, rau xanh, ngũ cốc, trà xanh…. Bên cạnh đó, cần tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán nhiều lần, đồ cay nóng… cũng giúp ngăn ngừa tổn thương ở thực quản, phòng ung thư thực quản hiệu quả.

- Duy trì trọng lượng hợp lý và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.

- Áp lực công việc, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress... là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở dạ dày - thực quản trong đó có ung thư. Vì thế ngoài việc tuân thủ một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chúng ta nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

- Tầm soát ung thư là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, đặc biệt với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ... cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe