Mặc dù nhiều người không biết nhiều, nhưng việc ăn uống vô độ là chứng rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở người lớn. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý và xã hội.

Minh Thư (dịch) 11:27 02/11/2021

Đôi khi, bạn thường "ăn thả ga" những món ăn mà mình yêu thích, hay những thức ăn mà bạn nghĩ rằng sẽ tốt cho >sức khoẻ. Song, bạn nên tập thói quen nhằm theo dõi lượng mình đang ăn. Để ngăn cản khỏi "con đường" ăn uống quá độ, trang Bright Side đã liệt kê những hậu quả không mấy tốt đẹp của vấn đề này. Điều này sẽ giúp bạn có một cuộc sống ăn uống lành mạnh và khoa học.

Thức ăn bạn ăn phải cung cấp năng lượng cho bạn và mọi chất thải sẽ thoát ra khỏi cơ thể. Toàn bộ quá trình này được gọi là quá trình tiêu hóa. Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều, cơ thể sẽ hoạt động quá mức. Điều này sẽ khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên đi vệ sinh, thậm chí tiêu chảy. Ngoài ra, những gì bạn ăn cũng có thể có ảnh hưởng. Ăn chậm và nhai kỹ là "chìa khóa" để tránh tình trạng này.

Cảm giác như đang mùa hè

Nếu bạn ăn nhiều hơn so với khẩu phần ăn hằng ngày của mình, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhịp tim của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ bắt đầu đổ nhiều mồ hôi, giống như bạn đang ở trong một phòng tắm hơi. Song, khi quá trình trao đổi chất kết thúc, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, để cảm thấy dễ chịu hơn một chút trong những lúc như vậy, bạn có thể tắm nước lạnh.

Bụng đầy hơi, khó chịu

Khi bạn ăn thức ăn, bạn nuốt khá nhiều không khí cùng với nó. Và khi bạn nuốt nhiều thức ăn hơn, bạn cũng nuốt nhiều không khí hơn. Việc nuốt không khí này có thể tăng lên nếu bạn uống đồ uống có ga trong khi ăn. Cơ thể cũng tạo ra khí khi thức ăn được tiêu hóa.

 

Vậy nên, bạn có thể cảm thấy khó tiêu và cực kì khó chịu. Để tránh điều này, bạn nên ăn chậm và nhai kỹ thức ăn. Nhưng nếu đôi khi bạn cảm thấy đầy hơi, đi bộ nhanh có thể giúp giải phóng khí hình thành bên trong dạ dày của bạn.

Khó ngủ

Người ta thường nói "căng da bụng chùng da mắt"bởi bạn nạp nhiều thức ăn nhiều có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Thực tế là, nếu bạn ăn quá nhiều, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn và khó ngủ. Cụ thể, đồng hồ sinh học của bạn có thể sẽ bị gián đoạn vì nhiều thức ăn được nạp vào thúc đẩy cơ thể giải phóng thêm các hormone điều chỉnh giấc ngủ.

 

Ngoài ra, nếu thực phẩm bạn ăn có nhiều tinh bột (như mì hoặc bánh ngọt), ngay cả khi bạn đã ngủ đúng giờ, vào ban đêm khi lượng đường trong cơ thể giảm xuống, bạn có thể thức dậy vì đói. Để tránh tình trạng như vậy, bạn không nên ăn trước khi đi ngủ.  

Cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh 

Cảm thấy lo lắng, khó chịu hoặc giảm khả năng tập trung sau mỗi bữa xa hoa là các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang làm việc cật lực để xử lý lượng thức ăn được nạp vào. Khi ăn quá no, cơ thể giải phóng hormone insulin. Hormone này dự trữ lượng đường dư thừa để dự phòng cho những lúc mức đường huyết xuống thấp (khi bạn bị đói giữa các bữa ăn, khi tập thể dục).

Việc giải phóng thêm nhiều insulin để tích lũy thêm lượng đường dự phòng nêu trên là cơ chế tự nhiên của cơ thể, nhưng điều này cũng khiến lượng đường trong máu sụt giảm, gây ra những cảm giác khó chịu không mong muốn.

Mất vòng eo

Sự thay đổi đáng chú ý nhất mà bạn có thể phát hiện ra chính là kích thước của vòng bụng của bạn sẽ tăng lên một chút. Bạn có thể nghĩ rằng quần của bạn đã bị co lại, nhưng đó là dạ dày của bạn đã phát triển. Khi thức ăn đã được tiêu hóa hết, dạ dày sẽ co trở lại kích thước bình thường.

Cách dễ nhất để tránh điều này là ăn chậm. Điều này sẽ không chỉ cho phép bạn thưởng thức bữa ăn của mình mà còn cung cấp cho não của bạn đủ thời gian để hiểu khi nào bạn cảm thấy no, một tín hiệu khiến bạn biết rằng bạn nên ngừng ăn.

Minh Thư (dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe