Ai cũng mong muốn có một bữa ăn ngon và một cơ thể khỏe mạnh, nhưng sau tuổi 50, bạn phải cảnh giác với những bất thường xảy ra khi ăn.
Từ 50 tuổi trở đi, cơ thể chúng ta ngày càng lão hóa nhanh. Nhiều cơ quan làm việc kém hiệu quả, kéo theo nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính ngày càng tăng cao, đặc biệt là bệnh tiểu đường, cao huyết áp, ung thư... đây đều là những căn bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và là nguyên nhân gây suy giảm tuổi thọ bậc nhất đối với con người trong xã hội hiện đại.
Và một trong những thời điểm tốt nhất để quan sát >sức khỏe đó là trong bữa ăn. Ai cũng mong muốn có một bữa ăn ngon và một cơ thể khỏe mạnh, nhưng sau tuổi 50, bạn phải cảnh giác với những bất thường xảy ra khi ăn.
Đầu tiên, chán ăn kèm theo sụt cân. Cần cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư tuyến tụy.
Thứ hai, hiện tượng khó nuốt xảy ra khi ăn. Nhiều người cảm thấy không nuốt được thức ăn hoặc khi nuốt cảm thấy đau, cố nuốt có cảm giác buồn nôn... lúc này cần cảnh giác với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản. Khi thực quản xuất hiện khối u sẽ gây chèn ép khiến thức ăn đi qua không dễ dàng. Các triệu chứng thường là khó nuốt, nuốt đau.
Thứ ba, buồn nôn và nôn khi ăn. Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.
Thứ tư là đau bụng, chướng bụng khi ăn. Đây tưởng chừng là những tín hiệu vặt vãnh nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu của các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, xơ gan, ung thư gan.
Thứ năm, liên tục thèm ăn nhưng cơ thể vẫn sụt cân, lúc này cần cảnh giác với bệnh tiểu đường. Người tiểu đường thường phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt insulin. Glucozo có trong máu không chuyển hóa được thành năng lượng cung cấp cho tế bào cơ thể hoạt động, do đó xảy ra tình trạng cơ thể đốt cháy chất béo, cơ bắp chuyển hóa thành năng lượng, khiến nhu cầu ăn tăng cao nhưng cân nặng vẫn giảm liên tục. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thần kinh, tim, thận...
1. Lười uống nước
Có rất nhiều người không hiểu được tầm quan trọng của việc uống nước, họ chỉ miễn cưỡng uống nước khi khát hoặc vì bận rộn mà trì hoãn hành động này.
Khi thiếu nước ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ đối mặt với những biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt...
Ở mức nghiêm trọng, bạn có thể hình thành sỏi thận hoặc nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng và/hoặc nôn... Điều đó cho thấy, nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, hãy uống thật nhiều nước.
2. Lười đi tiểu tiện
Vì bận rộn, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ lụy đáng kể mà nó có thể mang lại. Việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này có thể gây hại cho bàng quang, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận... Chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào bạn cũng cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể.
3. Lười vận động
Thói quen ít vận động sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, khiến bạn dễ tích tụ mỡ trong người, khiến vòng eo ngày một lớn hơn. Có câu: "Vòng eo dày 1 ich, tuổi thọ giảm đi 1 năm", chính vì vậy những người đang sở hữu vòng eo lớn nên tăng cường tập thể dục để lấy lại vóc dáng, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài sự sống.