Sữa đậu nành có lợi cho sức khỏe, đặc biệt khi muốn cải thiện một số tình trạng như: giảm cholesterol, tăng cường thể chất, ngăn ngừa loãng xương…
Thực chất, >sữa đậu nành còn chứa vô vàn lợi ích cho cơ thể như: tăng cường >sức khỏe tim mạch, tăng cường estrogen tự nhiên ở phụ nữ, cải thiện khả năng sinh sản, giảm nguy cơ ung thư vú, giảm stress, giúp da dẻ đẹp hơn và đặc biệt là ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
Bản thân loại thức uống này dồi dào protein tương đương với thịt, chiếm khoảng 38%. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Đậu nành còn chứa vitamin C và folate, chúng cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, thiamin… dồi dào cho cơ thể.
Tuy nhiên, một số lưu ý đối với sữa đậu nành vẫn là những> nhóm người không nên uống, những món ăn cần tránh kết hợp hay thời điểm lưu ý tránh uống sữa đậu nành. Sau đây là những lời khuyên để bạn có được sức khỏe tốt nhất đối với món thức uống bổ dưỡng này, tránh nguy cơ phản tác dụng.
5 nhóm người không nên uống sữa đậu nành
Người bị loét dạ dày
Sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn. Những người bị mắc các chứng bệnh về dạ dày không nên uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khó tiêu khác.
Người bị bệnh tuyến giáp
Với tuyến giáp bị tổn thương, kém hoạt động trước đó, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp. Vì vậy, nên đợi ít nhất bốn giờ sau khi ăn các sản phẩm từ đậu nành để uống thuốc tuyến giáp đã được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, không lạm dụng những sản phẩm đậu nành và thay thế cho những món ăn khác. Chỉ sử dụng những chế phẩm chưa qua chế biến quá nhiều như sữa đậu nành, đậu phụ tươi, miso… Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
Người bị sỏi thận
Đối với nhiều người, sữa đậu nành cung cấp canxi có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Người bị gout
Gout là do chất purine chuyển hóa trở ngại nên dẫn đến bệnh tật, trong sữa đậu nành lại chứa purine, purine là do đậu tương nghiền nát chế biến thành, vì vậy người bị Gout nên uống ít sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa đậu nành.
Người đang hồi phục sau phẫu thuật, giảm sức đề kháng
Những người sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể yếu và chức năng tiêu hóa không tốt. Lúc này, nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng sữa chua trong thời gian phục hồi, có thể thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.
Lưu ý những món ăn không nên kết hợp với sữa đậu nành
Không nên uống cùng trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng dễ làm giảm giá trị >dinh dưỡng của cả hai. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng sẽ giảm bớt tác dụng trên.
Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá
Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày.
Không uống cùng thuốc
Uống thuốc cùng sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và cũng khiến công dụng của thuốc khó phát huy. Với các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin… còn có thể khiến dinh dưỡng của sữa bị phá hủy.
Thời điểm không nên uống sữa đậu nành
Nhà dinh dưỡng học Kanzaki tomoko (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng, sữa đậu nành có thể dùng tốt nhất sau buổi sáng thức dậy, nó giúp tăng giá trị cơ thể nạp vào, đồng thời nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ, hỗ trợ cho người muốn giảm cân. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý 2 thời điểm không nên uống sau đây:
Không uống lúc đói
Sữa đậu nành nếu uống vào lúc đói thì protein trong sữa sẽ thay đổi thành nhiệt lượng và được chuyển hóa thành năng lượng chứ không phát huy được công dụng vốn có. Vì thế, nếu bạn có thói quen uống sữa đậu nành buổi sáng thì nên kết hợp với bánh mì, bánh ngọt… Nên ăn vài miếng rồi mới uống.
Không uống sữa sau 3-4 tiếng trong phích
Khi để ở nhiệt độ ấm và nóng một thời gian dài, lúc này, sữa đậu nành dễ bị ôi và là lí do bạn không nên uống sữa đậu nành trong thời gian trên, kết hợp với nhiệt độ trong phích giữ nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành.
Một số lưu ý khác
Không uống sữa đậu nành thay nước lọc
Theo các chuyên gia, dù sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bạn không nên dùng thay nước lọc hàng ngày. Bởi sữa đậu nành không thể thay cho nước lọc, nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy do chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng còn kiến nghị mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200ml sữa đậu nành nguyên chất. Nếu muốn cải thiện chứng táo bón thì bạn có thể chia ra hai buổi sáng tối trong ngày với mỗi lần uống là 100ml. Sữa đậu nành cũng sẽ phát huy công hiệu tốt nhất khi uống nóng, tức là lúc nhiệt độ vừa đủ ấm để uống.
Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Không nên dùng đường nâu pha với sữa đậu nành
Trong đường nâu hay đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như axit lactic, axit acetic,… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.