Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm vì chúng dễ lây lan qua đường hô hấp và tạo thành ổ dịch. Để phòng tránh, hãy cùng tìm hiểu về bệnh bạch hầu sau đây.
Bạch hầu không phải là một loại bệnh dễ gặp. Tuy nhiên, nếu mắc phải mà không được phát hiện cũng như có những cách chữa trị phù hợp thì bệnh cũng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng khó lường về suy hô hấp và tuần hoàn. Nặng hơn còn dẫn đến liệt khẩu khiến giọng nói bị thay đổi, khi ăn sẽ bị sặc, khó nuốt. Nếu để nặng còn có thể tử vong. Để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế biến chứng của bệnh bạch hầu, hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Bệnh bạch hầu là 1 căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có tên là Corynebacterium diphtheriae gây ra đối với cơ thể con người. Chúng có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Nếu không được kiểm soát tốt thì có thể tạo thành dịch.
Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính sẽ xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng và mũi. Bệnh sẽ biểu hiện trên da, các màng niêm mạc khác cũng như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục của con người.
Như đã nói ở trên thì căn bệnh này có nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Có thể lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các đồ dùng cá nhân, đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Mặc dù người bệnh không hề có triệu chứng ra bên ngoài cơ thể nhưng họ vẫn hoàn toàn có khả năng lây bệnh sang cho người khác trong khoảng 6 tuần kể từ lúc nhiễm bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến bộ phận mũi và họng của người bệnh. Một khi bạn bị nhiễm thì vi khuẩn trong cơ thể sẽ giải phóng ra độc tố. Độc tố này sẽ trực tiếp xâm nhập vào máu thông qua các lớp màng dày, màu xám ở các khu vực bao gồm: mũi, họng, lưỡi, đường thở.
Đối với 1 số trường hợp mà độc tố do vi khuẩn tiết ra, các bộ phận cũng có nguy cơ bị tổn thương bao gồm: não, tim, thận. Chính vì thế, biến chứng nặng nề nhất của bệnh có thể là viêm cơ tim, suy thận hoặc liệt dẫn đến tử vong.
Những dấu hiệu của bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện trên cơ thể người bệnh khoảng từ 2 đến 5 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không xuất hiện bất cứ một triệu chứng nào cả. Hoặc nếu triệu chứng nhẹ thì sẽ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường.
Những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh này đó là:
Nếu bệnh không được chữa trị ngay lập tức sẽ xuất hiện các triệu chứng tiếp theo đó là:
Để điều trị bệnh này chỉ có 1 cách duy nhất đó là tiêm thuốc giải độc tố đặc hiệu giúp chống lại độc tố của vi khuẩn. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bệnh nặng, khó thở, cần phải mở đường thở, hỗ trợ hô hấp còn phải chạy máy tạo nhịp tim…
>>> Xem thêm:
- Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh bạch hầu có thể gặp phải đối với những trường hợp sau:
Bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn đi tiêm phòng vacxin. Mẹ trước khi có bầu khoảng 6 tháng nên đi tiêm phòng bệnh bạch hầu để giảm nguy cơ mắc bệnh cho con. Trẻ em sau khi sinh nên được tiêm phòng bệnh ngay lập tức.
Các loại vacxin phòng bệnh bạch hầu bao gồm:
Bạn có thể lựa chọn một trong những loại vacxin này để tiêm phòng cho bé ngay sau khi sinh. Hiện nay, các địa điểm tiêm phòng đã được bố trí trên khắp cả nước Hãy đến các địa điểm tiêm phòng gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng bệnh sớm nhất.
Trên đây là những thông tin về bệnh bạch hầu. Bạn hãy lưu ý để có cách phòng bệnh tốt nhất.