Tăng huyết áp được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó diễn biến thầm lặng, người bệnh hầu như không nhận ra những dấu hiệu của tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ rất nguy hiểm.
Bệnh tăng huyết áp là một trong những bệnh lý thường gặp và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, khiến cho việc nhận biết và phòng ngừa bệnh trở nên khó khăn. Vì vậy, việc biết những dấu hiệu chỉ ra tình trạng tăng huyết áp là vô cùng quan trọng để chủ động chăm sóc >sức khỏe và phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp không được kiểm soát là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch (CVD) như đau tim, đột quỵ và các tình trạng mạn tính khác…
>Tăng huyết áp (huyết áp cao) được ví như ‘kẻ giết người thầm lặng’, vì nó xuất hiện mà không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào, cho đến khi nó bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, thận… (vượt khỏi tầm kiểm soát).
Một triệu chứng khác của tăng huyết áp có thể xuất hiện là sự thay đổi đột ngột về màu da quanh chân và bàn chân. Bệnh nhân có thể phát triển 'ngón chân đỏ hoặc xanh.
Thường thì đây là dấu hiệu tăng huyết áp gây đột quỵ. Những trường hợp tăng huyết áp thường xuyên và không được kiểm soát có thể gây tê liệt dây thần kinh trong cơ thể và sinh ra hiện tượng chân tay có cảm giác tê hoặc ngứa râm ran.
Do huyết áp tăng cao một cách đột ngột nên người bệnh bị chảy máu mũi nhiều và khó ngưng. Thường thì dấu hiệu này xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
Có nhiều loại đau đầu khác nhau và tùy nguyên nhân gốc rễ của chúng mà có cách điều trị khác nhau. Trong đó, những biến động khi huyết áp cao đều có thể gây đau đầu.
Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là dấu hiệu duy nhất của tình trạng huyết áp cao ở một số người trong cộng đồng. Họ thường mô tả là vùng đầu bị đau nhức âm ỉ, lan vùng vai gáy kéo dài hay từng cơn. Như vậy, nếu đang bị đau đầu mà chưa rõ lý do, cần phải kiểm tra huyết áp có thực sự bình thường hay không. Nếu đo thấy huyết áp cao trong thời điểm này, nên đặt vấn đề kiểm soát hạ áp lên trên việc điều trị đau đầu.
Đặc biệt, nếu đột ngột nhức đầu dữ dội kèm theo các dấu hiệu yếu liệt tay chân, méo miệng, nôn ói thì đây cần được nhận định là cơn tăng huyết áp cấp cứu gây biến chứng đột quỵ. Lúc này, bạn cần nhập viện ngay lập tức để được hỗ trợ y tế chuyên biệt. Sự chậm trễ có thể làm tổn thương não thêm nặng nề và di chứng vĩnh viễn về sau.
Nếu như tình trạng hạ huyết áp, giảm tưới máu lên não sẽ gây chóng mặt thì triệu chứng này cũng sẽ gặp khi người bệnh bị tăng huyết áp. Đặc biệt là trong các trường hợp người bệnh khởi phát chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động và đi lại khó khăn, đây là những dấu hiệu cảnh báo của tăng huyết áp gây ra đột quỵ.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đã và đang điều trị tăng huyết áp, chóng mặt cũng có thể được xem là tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp. Lúc này, cần thăm khám lại để bác sĩ đo huyết áp và có cách điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Dây thần kinh thị giác, nằm phía sau mắt, có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân là vì khi áp lực trong lòng mạch máu trở nên quá cao, chèn ép vào các tế bào nhận cảm ánh sáng, hệ thống tín hiệu thị giác bị hạn chế, người bệnh thấy nhìn mờ mọi thứ xung quanh. Lúc này, bằng cách dùng đèn soi đáy mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện tổn thương dây thần kinh thị giác gây nhìn mờ này là do tình trạng huyết áp cao không được điều trị thay vì là do các tổn thương tại mắt.
Mặt khác, nếu các mạch máu này vì áp lực cao mà vỡ ra, võng mạc bị xuất huyết thì người bệnh có thể mất thị lực một bên mắt một phần hay toàn phần. Bên cạnh đó, nếu mạch máu trên kết mạc trương phồng và vỡ ra, khả năng nhìn thấy ánh sáng không bị ảnh hưởng nhưng quan sát thấy mắt người bệnh bị đỏ, sung huyết tương tự như viêm kết mạc.